ISO 9001 là cơ sở để xây dựng hàng loạt tiêu chuẩn về hệ thống quản lý như ISO 22000, ISO 14001, ISO 13485… Tiêu chuẩn này có nội dung chính là gì? Phiên bản đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới ban hành khi nào? Hãy cùng tìm hiểu sơ lược mọi nội dung về tiêu chuẩn ISO 9001 qua bài viết nhé!
>>> XEM THÊM
♦ Tổng hợp những điểm mới của ISO 14001:2015 và ISO 14001:2004
♦ Ví dụ về ISO 14001 2015 qua quy trình chi tiết 10 bước
Tiêu chuẩn ISO 9001 và bộ tiêu chuẩn ISO 9000
Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì? Tiêu chuẩn ISO 9001 được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (International Organization for Standardization) – Cơ quan chuyên thiết lập và ban hành những tiêu chuẩn có hiệu lực trên toàn thế giới.
Thực chất tiêu chuẩn này nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng. Đây là bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tiêu chuẩn ISO 9001 quy định những yêu cầu đối với Hệ thống quản lý chất lượng cho phép sử dụng trong mọi tổ chức không phân biệt về quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh.
Tiêu chuẩn này hướng đến việc thúc đẩy phương thức tiếp cận theo quá trình để xây dựng, triển khai cũng như cải tiến tín hiệu lực cho hệ thống quản lý chất lượng. Từ đó nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng nhờ việc đáp ứng những yêu cầu mà khách hàng đưa ra.
Những yêu cầu được coi là thiết yếu trong việc chấp nhận cách tiếp cận theo quá trình đều được xem xét để đưa vào hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn ISO 9001 có nội dung cốt lõi trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 với tổng cộng bốn tiêu chuẩn bao gồm:
- Tiêu chuẩn ISO 9000 – Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng;
- Tiêu chuẩn ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu;
- Tiêu chuẩn ISO 9004 – Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến hiệu quả;
- Tiêu chuẩn ISO 19011 – Hướng dẫn đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng.
Sơ lược về tiến trình ban hành tiêu chuẩn ISO 9001
Khái niệm ISO 9001 lần đầu xuất hiện vào năm 1987. Thực tế giai đoạn trước đó tổ chức ISO đã hình thành và phát triển quy định về đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên trong suốt từ năm 1955 đến 1987 bộ tiêu chuẩn chứng chỉ ISO 9001 đầu tiên mới được phát hành bao gồm 3 tiêu chuẩn lần lượt là ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003.
Phiên bản đầu tiên ISO 9001:1987 – Quality Systems – Model for quality assurance in design/ development, production, installation and servicing (Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật) chính thức ra đời như một cột mốc quan trọng không thể thiếu.
Các phiên bản sau đó đều dựa trên phiên bản 1987 để sửa đổi và thay đổi một số nội dung sao cho phù hợp với thời đại cũng như nhu cầu thực tế. Bốn phiên bản tiếp theo lần lượt ra đời là:
- ISO 9001:1994 – Quality Systems – Model for quality assurance in design/ development, production, installation and servicing (Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật);
- ISO 9001:2000 – Quality Management Systems – Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu);
- ISO 9001:2008 – Quality Management Systems – Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu);
- ISO 9001:2015 – Quality Management Systems – Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu).
Tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản mới nhất và phiên bản tiếng Việt
ISO 9001 mới nhất được ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 để thay thế cho ISO 9001:2008. đồng thời phiên bản tiếng Việt tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN ISO 9001 2015 có giá trị tương đương với ISO 9001:2015 cũng được ban hành để thay thế cho TCVN ISO 9001:2008 có giá trị tương đương với ISO 9001:2008.
Phiên bản mới nhất đã được quốc tế công nhận về các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức để kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Phiên bản tiếng Việt được biên soạn bởi Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị, do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn ISO 9001 nói chung và ISO 9001:2015 nói riêng hướng đến việc tạo ra một khuôn khổ do Tổ chức ISO ban hành để nâng cao tính thống nhất giữa những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý. Phiên bản mới nhất cho phép tổ chức có thể tiếp cận theo quá trình kết hợp với tư duy dựa trên rủi ro và chu trình PDCA.
Thông qua đó thống nhất hoặc tích hợp Hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức với những yêu cầu về hệ thống quản lý khác của tiểu chuẩn. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đem đến lợi ích thiết thực cho cả tổ chức cũng như các cơ quan chức năng, nền kinh tế và toàn xã hội.
Mối quan hệ của ISO 9001:2015 với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác
Chứng nhận ISO 9001 được coi là cơ sở để xây dựng những tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý khác. Điều này thể hiện trực tiếp thông qua các tiêu chuẩn thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Trong đó mối liên quan của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 với một số tiêu chuẩn khác như sau:
- Tiêu chuẩn ISO 9000 – Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng đem đến nền tảng quan trọng giúp các tổ chức có thể hiểu và áp dụng đúng tiêu chuẩn này.
- Tiêu chuẩn ISO 9004 – Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến hiệu quả tương đương với tiêu chuẩn TCVN ISO 9004 – Quản lý tổ chức để thành công bền vững – Phương pháp tiếp cận quản lý chất lượng đưa ra những hướng dẫn chi tiết cho các tổ chức lựa chọn xa hơn so với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Tuy nhiên tiêu chuẩn này không gồm những yêu cầu cụ thể đối với các hệ thống quản lý khác như Hệ thống quản lý môi trường, Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hay Hệ thống quản lý tài chính. Những tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến hiệu quả cho từng lĩnh vực cụ thể dựa trên cơ sở các yêu cầu của tiêu chuẩn này để xây dựng cho phù hợp.
2 điểm cải tiến quan trọng trong ISO 9001:2015
ISO 9001 có nhiều thay đổi trong nội dung giữa các phiên bản. Phiên bản 2015 cũng như vậy. Theo đó, tiêu chuẩn này chính thức có hiệu lực từ ngày 15/09/2015 và giấy chứng nhận ISO 9001:2015 thay thế toàn bộ cho chứng nhận ISO 9001:2008 trước đó từ ngày 15/09/2018. Về sự thay đổi, tiêu chuẩn này có hai điểm mới nổi bật gồm:
- Tiếp cận tư duy dựa trên rủi ro
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sử dụng điểm cải tiến mới trong nội dung ở việc tiếp cận tư duy dựa trên rủi ro. Tư duy này giúp tổ chức áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng có thể xác định những yếu tố có thể trở thành nguyên nhân làm các quá trình cũng như hệ thống quản lý mà tổ chức áp dụng không đạt được kết quả dự kiếm. Đồng thời thông qua đó, tổ chức cũng có thể tìm ra những biện pháp kiểm soát, phòng ngừa rủi ro, tìm được cơ hội để cải tiến liên tục.
- Nguyên tắc quản lý chất lượng
ISO 9001 phiên bản mới nhất thay đổi trong các nguyên tắc quản lý chất lượng. Trong đó bao gồm hướng vào khách hàng; sự lãnh đạo, sự tham gia của mọi người; tiếp cận theo quá trình, cải tiến; quyết định dựa trên bằng chứng và quản lý mối quan hệ.
Ngoài ra tiêu chuẩn này còn có nhiều điểm mới so với phiên bản cũ 2008. Quý vị muốn tìm hiểu chi tiết hơn? Hãy liên hệ tới Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua số điện thoại hotline – 0904.889.859 (Ms.Hoa) hoặc truy cập website https://isoquocte.com/ để được tư vấn cụ thể, giải đáp và hỗ trợ dịch vụ chuyên nghiệp nhé!