Xác định phạm vi và mục đích của ISO 9001 2015

  1. Trang chủ
  2. ISO 9001
  3. Xác định phạm vi và mục đích của ISO 9001 2015

Mục đích của ISO 9001 chưa hề thay đổi dù đã xuất bản tổng cộng 5 phiên bản khác nhau. Các tổ chức cần phải xác định được chính xác phạm vi, bối cảnh tổ chức và mục đích dựa trên chiến lược của mình để xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả.

>>> Xem thêm:

♦     Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm về ISO 9001 2015 mới nhất

♦     4 Lưu ý quan trọng khi áp dụng ISO 9001 trong doanh nghiệp

Mục đích của ISO 9001

Mục đích của ISO 9001

Mục đích của tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Tiêu chuẩn ISO 9001 được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng. Các tổ chức chấp nhận, triển khai thành công hệ thống quản lý chất lượng là một quyết định mang tính chiến lược giúp cải tiến toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và là cơ sở để khởi đầu phát triển bền vững. 

Sơ lược về tiêu chuẩn ISO 9001

Mục đích của ISO 9001 chỉ là một trong những nguyên nhân khiến tiêu chuẩn đầy trở nên phổ biến trên khắp thế giới. ISO 9001 nằm trong bộ tiêu chuẩn chứng nhận ISO về hệ thống quản lý chất lượng. Ngoài ra ISO 9001 thì bộ tiêu chuẩn này còn bao gồm ISO 9000, ISO 9004 và ISO 19011. 

Trong đó nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001 đóng vai trò cốt lõi quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng. Tính đến thời điểm hiện tại, Tổ chức ISO đã ban hành ISO 9001 với 5 phiên bản. Hai phiên bản đầu tiên lần lượt ban hành vào năm 1987 và 1994 có chung tên gọi là Quality Systems – Model for quality assurance in design/ development, production, installation and servicing (Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).

3 phiên bản tiếp theo lần lượt xuất bản vào các năm 2000, 2008 và 2015 được gọi với tên ISO 9001 – Quality Management Systems – Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu). Phiên bản hiện hành là tiêu chuẩn ISO 9001 2015. bộ khoa học và công nghệ Việt Nam cũng công bố phiên bản tiếng Việt để hỗ trợ các tổ chức trong quá trình áp dụng.

Phiên bản hiện hành là tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN ISO 9001:2015 có giá trị tương đương với ISO 9001:2015 được ban hành để thay thế cho tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. Tiêu chuẩn áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt về quy mô, loại hình, sản phẩm hay dịch vụ.

Mục đích về lợi ích tương lai của tiêu chuẩn ISO 9001

Mục đích của ISO 9001 2015 hướng đến những lợi ích tiềm tàng cho tổ chức áp dụng hệ thống quản lý môi trường. Tổ chức áp dụng hệ thống quản lý môi trường thành công và được đánh giá là phù hợp với các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sẽ đạt được chứng nhận tương ứng. Từ đó tổ chức sẽ đạt được những lợi ích bao gồm:

  • Tổ chức có khả năng đăng ký cung cấp dịch vụ và sản phẩm ổn định nhằm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu luật định, chế định hiện hành.
  • Tổ chức đạt được những cơ hội thuận lợi để nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.
  • Hỗ trợ tổ chức giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội liên quan tới bối cảnh, mục tiêu của mình.
  • Tổ chức chứng tỏ được sự phù hợp với những yêu cầu quy định về hệ thống quản lý chất lượng để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là bằng chứng cho thấy tổ chức đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng thành công để đạt được sự tín nhiệm của khách hàng, đối tác, gia tăng vị thế trên thị trường.
  • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 2015 có hiệu lực trên toàn thế giới.
Tìm hiểu thêm:  ISO 9001 là gì làm thế nào để anh chị áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho công việc của anh chị

Phạm vi và mục tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Tiêu chuẩn ISO 9001 hướng đến việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực. Do đó mục tiêu chất lượng ISO 9001 nói chung và tiêu chuẩn ISO 9001:2015 nói riêng hướng đến chính là:

Chứng tỏ được khả năng cung cấp ổn định dịch vụ, sản phẩm theo mong muốn, yêu cầu của khách hàng cũng như những yêu cầu về luật định, chế định hiện hành.

Càng ngày càng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng, duy trì và cải tiến có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng. Trong đó bao gồm cả những quá trình để cải tiến hệ thống và đảm bảo tính phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định hiện hành.

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 quy định thuật ngữ dịch vụ hoặc sản phẩm được áp dụng cho những dòng sản phẩm hoặc dịch vụ dự kiến cung cấp cho khách hàng hoặc sản phẩm dịch vụ được khách hàng yêu cầu.

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Tổ chức ISO xây dựng và ban hành tiêu chuẩn ISO 9001 2015 hướng đến tất cả tổ chức trên khắp thế giới. Đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn này là mọi tổ chức không phân biệt về quy mô, không phân biệt về loại hình, phân biệt về sản phẩm hay dịch vụ cung cấp.

Tổ chức chỉ cần có nhu cầu chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định, chế định hiện hành và mong muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua áp dụng có hiệu lực hệ thống quản lý môi trường thì đều có thể áp dụng tiêu chuẩn. Khi đó mục đích của ISO 9001 của các tổ chức đều giống nhau.

Tìm hiểu thêm:  ISO 9001 so với các Hệ thống quản lý chất lượng khác

Khái quát nội dung cơ bản của tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được xây dựng theo cấu trúc cấp cao HLS – cấu trúc được áp dụng cho tất cả tiêu chuẩn về hệ thống quản lý như ISO 14001, ISO 45001, ISO 22000…. Việc sử dụng thống nhất các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý theo cùng một cấu trúc chung cho phép sử dụng đồng thời thuật ngữ, định nghĩa cốt lõi để triển khai cho một tổ chức.

Không chỉ thế việc đồng nhất các tiêu chuẩn còn giúp các tổ chức dễ dàng tích hợp chúng trong thực tế để đạt được chứng nhận hơn. Đây cũng là mục đích của chứng nhận ISO 9001 khi tích hợp với các tiêu chuẩn khác trong cùng 1 một tổ chức. Về mặt bố cục, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cũng như các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý xây dựng theo cấu trúc cấp cao HLS đều bao gồm 10 điều khoản. 

Trong đó 3 điều khoản đầu tiên có nội dung về phạm vi, tài liệu viện dẫn, thuật ngữ và định nghĩa tổng quan để giới thiệu về tiêu chuẩn. 7 điều khoản còn lại có nội dung chi tiết các yêu cầu đối với tổ chức trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng.

Mục đích của việc đạt được chứng chỉ ISO 9001 hướng đến việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu chế định, luật định. Vì vậy toàn bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vận dụng cách tiếp cận theo quá trình. Kết hợp với đó là chu trình PDCA và tư duy dựa trên rủi ro để hoàn chỉnh hệ thống quản lý chất lượng.

  • Cách tiếp cận theo quá trình nhằm mục đích hoạch định các quá trình cho tổ chức và sự tương tác giữa chúng. 
  • Chu trình PDCA gồm 4 bước Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra và Hành động đã bảo các quá trình của tổ chức luôn được cung cấp về nguồn lực và được quản lý một cách thỏa đáng. Thông qua chu trình PDCA tổ chức sẽ nắm bắt được các cơ hội để cải tiến không ngừng hệ thống quản lý chất lượng. 
  • Tư duy dựa trên rủi ro giúp tổ chức xác định được những yếu tố có thể trở thành nguyên nhân khiến cho các quá trình và hệ thống quản lý chất lượng của mình trạch ra khỏi kết quả đã được hoạch định. Đồng thời tư duy dựa trên rủi ro còn đưa ra biện pháp để kiểm soát, phòng ngừa nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực, tận dụng những cơ hội có thể nắm bắt được ngay khi nó xuất hiện.

Mục đích của ISO 9001 cũng chính là mong muốn của mọi tổ chức khi triển khai. Quý vị muốn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng để đạt được chứng chỉ ISO 9001:2015? Hãy đến với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế để được hỗ trợ dịch vụ chuyên nghiệp ngay hôm nay nhé!

Tags:

Bài viết liên quan