Yêu cầu rủi ro và cơ hội trong ISO 14001

  1. Trang chủ
  2. ISO 14001
  3. Yêu cầu rủi ro và cơ hội trong ISO 14001

Rủi ro và cơ hội trong ISO 14001 là hai yếu tố đối lập lại luôn đi đôi với nhau. Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đưa ra yêu cầu đối với hai vấn đề này trong Điều khoản 6 – Hoạch định. Thông tin chi tiết về yêu cầu này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!

>>> Xem thêm

♦    Tổng hợp những thay đổi trong ISO 14001 mới nhất

♦    Sơ lược nội dung quan trọng trong TCVN ISO 14001:2015

Rủi ro và cơ hội trong ISO 14001

Rủi ro và cơ hội trong ISO 14001

Sơ lược nội dung và mục tiêu của tiêu chuẩn ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001- Hệ thống quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO. Năm 1993, Tổ chức ISO đã thành lập Ủy ban Kỹ thuật TC 207 chuyên xây dựng và đưa ra các tiêu chuẩn về quản lý môi trường.

Tiêu chuẩn ISO 1401 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14001 cũng là một trong số đó. Tiêu chuẩn này tính đến nay đã ban hành tổng cộng 3 phiên bản. Phiên bản mới nhất đang được áp dụng ban hành ngày 14/09/2015 với nhiều thay đổi về mặt nội dung, yêu cầu với các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng Hệ thống quản lý môi trường.

Tiêu chuẩn ISO 14001 đưa ra khuôn khổ chi tiết cho các tổ chức nhằm bảo vệ môi trường cũng như ứng phó với các điều kiện biến đổi môi trường để cân bằng với nhu cầu kinh tế – xã hội. Cách tiếp cận Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 giúp cung cấp nguồn thông tin kịp thời cho các cấp quản lý cao nhất.

Từ đó các doanh nghiệp, tổ chức có thể ngăn ngừa, giảm nhẹ tác động xấu, bất lợi tiềm ẩn ảnh hưởng tới môi trường. Không chỉ thế vấn đề rủi ro và cơ hội trong ISO 14001 cũng sẽ được giải quyết giúp doanh nghiệp đạt được lợi ích lớn về kinh tế, củng cố vị thế trên thị trường.

Yêu cầu về rủi ro và cơ hội trong ISO 14001:2015

Điều khoản 3 của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 giải thích về khái kiệm rủi ro và cơ hội. Theo đó rủi ro và cơ hội tương ứng là những kết quả bất lợi tiềm ẩn) mối đe dọa) cùng kết quả có lợi tiềm ẩn (cơ hội). Rủi ro được giải thích chi tiết hơn là tác động của sự không chắc chắn có thể xảy ra à thường thể hiện theo cách kết hợp những hệ quả của một sự iện và “khả năng xảy ra” có kèm theo sự cố.

Khái quát về hoạt động giải quyết rủi ro và cơ hội

Các tổ chức cần phải triển khai chứng nhận ISO 14001 hệ thống quản lý môi trường, trong quá trình đó tổ chức cần phải thiết lập, thực hiện và duy trì một hoặc nhiều quá trình cần thiết để có thể đáp ứng được yêu cầu giải quyết các rủi ro và cơ hội. Trong quá trình hoạch định về hệ thống quản lý môi trường tổ chức cần phải cân nhắc đến những vấn đề:

  • Các vấn đề bên ngoài và nội bộ có liên quan tới mục đích của tổ chức và ảnh hưởng tới khả năng đạt được kết quả dự kiến khi xây dựng hệ thống quản lý môi trường. Những vấn đề này bao gồm các điều kiện mà môi trường chịu ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng tới tổ chức.
  • Các vấn đề liên quan đến nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm. Trong đó bao gồm các bên quan tâm có liên quan đến hệ thống quản lý môi trường; các nhu cầu và mong đợi có liên quan của những liên quan tâm; các nhu cầu và mong đợi trở thành nghĩa vụ phải tuân thủ.
  • Phạm vi hệ thống quản lý môi trường của tổ chức.
Tìm hiểu thêm:  Tổng hợp câu hỏi đánh giá nội bộ ISO 14001:2015

Đồng thời tổ chức cần phải xác định rủi ro và cơ hội trong ISO 14001 liên quan tới những khía cạnh môi trường, những nghĩa vụ cần phải tuân thủ và các vấn đề, các yêu cầu khác cần phải được nhận biết. tất cả đều là những vấn đề cần phải giải quyết một cách triệt để.

Mục đích nhằm đảm bảo hệ thống quản lý môi trường có thể hoạt động hiệu quả như kết quả dự kiến; ngăn ngừa hoặc giảm những tác động không mong muốn bao gồm cả tác động tiềm ẩn có ảnh hưởng tới những điều kiện môi trường bên ngoài và tổ chức; đạt được sự cải tiến liên tục.

Trong phạm vi của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015, tổ chức áp dụng cần phải xác định những tiền huống khẩn cấp tiềm ẩn. những tình huống này bao gồm cả các trường hợp có thể tác động tới môi trường.

Đồng thời tổ chức phải duy trì thông tin dưới dạng văn bản về rủi ro và cơ hội trong ISO 14001 cần được giải quyết cũng như các quá trình cần thiết được quy định trong điều khoản này ở mức độ hợp lý để có thể để đạt được sự tin cậy rằng những quá trình đã thực hiện như đúng hoạch định.

Yêu cầu về khía cạnh môi trường

trong phạm vi đã xác định của hệ thống quản lý môi trường, tổ chức cần phải xác định những khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức có thể kiểm soát và những vấn đề có thể ảnh hưởng, các tác động môi trường tương ứng với chúng, có cân nhắc tới quan điểm vòng đời. Trong quá trình xác định các khía cạnh về môi trường thì tổ chức phải tính đến:

Sự thay đổi của các khía cạnh môi trường bao gồm cả những sự phát triển mới hoặc đã hoạch định cùng những hoạt động, sản phẩm, dịch vụ mới hoặc có sửa đổi;

Tìm hiểu thêm:  Sơ lược nội dung quan trọng trong TCVN ISO 14001:2015

Những điều kiện bất thường và tình huống khẩn cấp được dự đoán một cách hợp lý.

Tổ chức cần xác định các khía cạnh môi trường có hoặc có thể tác động đáng kể tới môi trường. Tức là khía cạnh môi trường có ý nghĩa và được thực hiện thông qua việc sử dụng những chuẩn mực đã thiết lập. đồng thời tổ chức phải trao đổi về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của mình giữa các cấp và các bộ phận chức năng khác nhau. 

Yêu cầu về nghĩa vụ phải tuân thủ

Yêu cầu về rủi ro và cơ hội trong ISO 14001 còn bao gồm cả nghĩa vụ phải tuân thủ. Theo đó tổ chức cần phải:

  • Xác định và tiếp cận những nghĩa vụ cần tuân thủ liên quan đến các khía cạnh về môi trường của tổ chức;
  • Xác định cách thức triển khai các nghĩa vụ tuân thủ đối với tổ chức;
  • Tính đến những nghĩa vụ tuân thủ liên quan đến khía cạnh môi trường khi thiết lập, triển khai, duy trì và cải tiến liên tục với hệ thống quản lý môi trường của tổ chức.

Yêu cầu hoạch định hành động

Trong quá trình xác định rủi ro và cơ hội trong ISO 14001, tổ chức còn phải hoạch định hành động. Quá trình được thực hiện thông qua:

  • Thực hiện các hành động để giải quyết những khía cạnh môi trường có ý nghĩa; những nghĩa vụ phải tuân thủ; những rủi ro và cơ hội đã được nhận biết.
  • Hoạch định về phương pháp để có thể tích hợp và thực hiện những hành động vào trong các quá trình của hệ thống quản lý môi trường hoặc các quá trình hoạt động chủ chốt khác; Đánh giá tính hiệu lực của các hành động liên quan đến quá trình theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá.

Trong quá trình hoạch định các hành động, tổ chức cần phải cân nhắc về việc lựa chọn công nghệ cũng như những yêu cầu về hoạt động chủ chốt với tình hình tài chính của mình.

Mối quan hệ về rủi ro và cơ hội trong ISO 14001:2015

Sở dĩ rủi ro và cơ hội trong ISO 14001 luôn đi đôi với nhau là do mối quan hệ tác động qua lại không thể loại bỏ. Có rủi ro thì mới có cơ hội để tổ chức nắm bắt. Việc áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 có tác dụng giảm thiểu tối đa mối nguy tiềm ẩn có tác động xấu tới môi trường.

Thông qua việc giảm thiểu mối nguy, tổ chức sẽ có cơ hội thể thay đổi công nghệ của mình để hướng đến phát triển bền vững. Việc áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 còn giúp tổ chức có thể dễ dàng hội nhập, dành được uy tín từ khách hàng, đối tác hơn.

Hy vọng những thông tin trên đã có ích với Quý vị. Quý vị muốn giải đáp hoặc tìm địa chỉ tư vấn có thể liên hệ tới Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế hoặc gọi qua Hotline 0904.889.859 (Ms.Hoa) – 0909.099.583 (Ms.Lam) để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Bài viết liên quan