Tư vấn ISO 14001 là một trong những dịch vụ được nhiều tổ chức lựa chọn nhằm triển khai hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả. Quy trình áp dụng dịch vụ này như thế nào? Các bước thực hiện ra sao? Hãy cùng tham khảo qua 13 bước cơ bản của quy trình tư vấn dưới đây nhé!
>>> Xem thêm
♦ Thông tin cần biết và điều kiện được cấp chứng nhận ISO 14001
♦ Giải đáp tiêu chuẩn ISO 14001 là gì và các phiên bản mới nhất
Tại sao cần tư vấn ISO 14001?
Tiêu chuẩn ISO 14001 tính đến thời điểm hiện tại đã có tổng cộng 3 phiên bản lần lượt là ISO 14001:1996, ISO 14001:2004 và ISO 14001:2015. Từ ngày 14 tháng 9 năm 2018, tất cả tổ chức có nhu cầu xây dựng hệ thống quản lý môi trường đều phải áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các tổ chức có thời gian 3 năm để chuyển đổi từ khi tiêu chuẩn ISO 14001 2015 ban hành vào ngày 14 tháng 9 năm 2015. Dịch vụ tư vấn ISO 14001 được đưa ra nhằm hỗ trợ các tổ chức áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý môi trường. Theo đó tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản mới nhất đề cập đến các vấn đề cơ bản như sau:
- Triển khai hệ thống quản lý môi trường;
- Đánh giá môi trường;
- Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
- Nhãn hiệu và công bố về môi trường;
- Đánh giá tình hình thực hiện những vấn đề liên quan tới môi trường;
- Xác định vai trò quan trọng của môi trường và rủi ro từ vấn đề ô nhiễm môi trường đem đến.
Đối tượng áp dụng ISO 14001
Những đối tượng sử dụng dịch vụ tư vấn ISO 14001 chính là đối tượng của tiêu chuẩn này. Theo đó tiêu chuẩn ISO 14001 2015 cho phép áp dụng với tất cả tổ chức, doanh nghiệp không phân biệt về quy mô, không phân biệt về loại hình hai bản chất.
Tiêu chuẩn có thể vận dụng vào các khía cạnh của môi trường này sinh từ những hoạt động của tổ chức bao gồm sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ nhằm kiểm soát và hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường. Những đối tượng có nhu cầu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 thì đều có thể sử dụng dịch vụ.
Đối tượng tác dụng tiêu chuẩn này còn được quy định trong Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13/05/2019 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều trong những nghị định hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
Cụ thể để tất cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc Phụ lục IIa của Nghị định này và thuộc đối tượng ĐTM thì trước ngày 1/1/2020 phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc những đối tượng này cần phải sử dụng dịch vụ tư vấn ISO 14001 để triển khai hiệu quả hệ thống Quản lý môi trường nhất có thể.
13 bước trong quy trình tư vấn ISO 14001
Thực tế quy trình tư vấn ISO 14001:2005 của mỗi tổ chức sẽ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên về cơ bản thì phương thức hoạt động không có nhiều thay đổi. Trong đó bao gồm các bước như sau:
Bước 1 – Triển khai dự án
Tổ chức có nhu cầu tác dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2005 sẽ tìm đến đơn vị tư vấn đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với nguyện vọng bản thân. Hai bên sẽ tiến hành trao đổi, thỏa thuận những thông tin cơ bản của dịch vụ trước khi triển khai thực tế.
Khi đã đạt được thống nhất chung thì hai bên dễ tiến hành ký kết hợp đồng tư vấn. khi đó tổ chức tư vấn và doanh nghiệp sẽ tiến hành sắp xếp thời gian với nhau để lên kế hoạch thực hiện. Lãnh đạo tổ chức sẽ thông báo cho toàn thể doanh nghiệp về việc triển khai dự án.
Bước 2 – Bổ nhiệm và thành lập ban ISO
Doanh nghiệp khách hàng của dịch vụ tư vấn ISO 14001 lễ bổ nhiệm những thành viên vào ban ISO. các thành viên trong ban này bao gồm đại diện của những bộ phận có trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của ban là giữ vai trò soạn thảo hồ sơ, tài liệu, đánh giá nội bộ…. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải thành lập Ban ứng phó tình trạng khẩn cấp để phòng ngừa những tình huống bất ngờ.
Bước 3 – Khảo sát thực trạng
Tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn sẽ khảo sát hoạt động thực tế của doanh nghiệp khách hàng để xác định nhu cầu đào tạo nguồn lực. Đồng thời bước này còn là căn cứ để xây dựng kế hoạch triển khai hệ thống quản lý môi trường cho khách hàng doanh nghiệp.
Bước 4 – Lên kế hoạch thực hiện chi tiết
Thông qua quá trình khảo sát thực trạng của doanh nghiệp khách hàng tổ chức tư vấn sẽ thống nhất với ban ISO về kế hoạch triển khai hệ thống quản lý môi trường chi tiết. Kế hoạch này rất quan trọng khi đóng vai trò kiểm soát toàn bộ hoạt động sau này của doanh nghiệp.
Bước 5 – Đào tạo nhận thức
Các thành viên của ban ISO cùng với nhân viên khác trong doanh nghiệp cần phải được đào tạo. Tổ chức tư vấn ISO 14001 sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ này. Trong đó nội dung đào tạo nhận thức bao gồm nhận thức về môi trường, nhận thức về tiêu chuẩn ISO 14001, nhận thức về phương pháp triển khai tiêu chuẩn ISO 14001 và một số nội dung khác.
Bước 6 – Soạn thảo hệ thống hồ sơ và tài liệu
Đối với hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 nói riêng và các tiêu chuẩn ISO khác nói chung thì hệ thống tài liệu, hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng. đây chính là bằng chứng để tổ chức đạt được chứng nhận sau này. Tổ chức tư vấn sẽ hướng dẫn các thành viên trong ban ISO về cách thức soạn thảo cũng như phân công để hình thành nên hệ thống tài liệu, hồ sơ thống nhất.
Bước 7 – Đo đạc thông số môi trường
Tổ chức tư vấn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp khách hàng đo đạc thông số môi trường thông qua việc xác định những yêu cầu pháp luật về môi trường mà đơn vị phải tuân thủ. Hoạt động đo đạc này bao gồm việc đo đạc khí thải, đo đạc nước thải, tiếng ồn… Kết quả hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp được nắm rõ thực trạng môi trường hiện tại để có phương án xây dựng hệ thống quản lý phù hợp.
Bước 8 – Điều chỉnh hạ tầng và thiết lập công nghệ xử lý
Từ kết quả đo đạc thông số môi trường, tổ chức tư vấn ISO 14001 sẽ cùng với doanh nghiệp điều chỉnh cơ sở hạ tầng hoặc thiết lập công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nếu cần thiết.
Bước 9 – Xem xét hệ thống tài liệu
Tổ chức tư vấn sẽ xem xét hệ thống tài liệu sau khi đã được soạn thảo hoàn tất. nếu như hệ thống hợp lý thì lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp sẽ ký cho phép ban hành và triển khai thực hiện.
Bước 10 – Áp dụng hệ thống quản lý môi trường vào thực tế
Tổ chức tư vấn sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc triển khai những khóa đào tạo, quy trình cũng như xây dựng hệ thống quản lý môi trường vào thực tế theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001.
Bước 11 – Đào tạo đánh giá nội bộ
Các thành viên trong ban ISO sẽ được trực tổng chức tư vấn đào tạo kỹ năng đánh giá nội bộ theo đúng tiêu chuẩn ISO 19011.
Bước 12 – Đánh giá nội bộ
Tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá lần 1 cho doanh nghiệp khách hàng để rà soát việc triển khai và lấy làm cơ sở thực tế cho học viên đã được đào tạo đánh giá nội bộ.
Bước 13 – Khắc phục điểm chưa phù hợp
Tổ chức tư vấn ISO 14001 sẽ tìm ra những lỗi chưa phù hợp thông qua lần đánh giá để doanh nghiệp khách hàng khắc phục và hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn. Sau khi hoàn thành các bước này tổ chức có thể đăng ký để đạt được chứng nhận ISO 14001.
Quý vị muốn biết thêm thông tin chi tiết có thể liên hệ tới Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0908 060 060 để được giải đáp nhé!