Tổng hợp những thay đổi trong ISO 14001 mới nhất

  1. Trang chủ
  2. ISO 14001
  3. Tổng hợp những thay đổi trong ISO 14001 mới nhất

ISO 14001 mới nhất là phiên bản đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, nhiều tổ chức, nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới. Phiên bản mới nhất được ban hành năm 2015 bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO với nhiều điểm thay đổi so với ISO 14001:2004. Những thay đổi đó là gì? Hãy cùng tổng hợp qua bài viết nhé!

>>> Xem thêm

♦     Sơ lược nội dung quan trọng trong TCVN ISO 14001:2015

♦    Tìm hiểu về ISO 14001 và tầm quan trọng với doanh nghiệp

ISO 14001 mới nhất

ISO 14001 mới nhất

Hiệu lực của tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản mới nhất

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO đã ban hành tiêu chuẩn ISO 14001 với tổng cộng 3 phiên bản. Năm 1993, Ủy ban Kỹ thuật TC 207 chính thức được thành lập để xử lý, quản lý và xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến Hệ thống quản lý môi trường. Năm 1996, tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản đầu tiên – ISO 14001:1996 chính thức xuất bản.

Tiêu chuẩn ISO 14001- Hệ thống quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng đưa ra các yêu cầu đối với tất cả tổ chức có hoạt động ảnh hưởng tới môi trường. Năm 2004, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 được ban hành để thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001:1996.

Không dừng lại ở đó,Giấy chứng nhận ISO 14001 mới nhất – tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được ban hành ngày 14/09/2015 để thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Đây cũng chính là phiên bản mới nhất đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, nhiều tổ chức. Thực chất tiêu chuẩn ISO 14001:2015 cũng như các phiên bản trước đó đều nằm trong Bộ tiêu chuẩn ISO 1400 về quản lý môi trường.

Bộ tiêu chuẩn này còn bao gồm tiêu chuẩn ISO 14004; tiêu chuẩn ISO 14010; ISO 14011 và ISO 14012. Trong đó tiêu chuẩn ISO 14001:2015 về EMS – Environmental Management System – Hệ thống quản lý môi trường đóng vai trò cốt lõi, quan trọng nhất. Giấy chứng nhận ISO 14001:2015 chính thức thay thế hoàn toàn cho các phiên bản trước đó từ ngày 14/09/2018 – 3 năm từ khi phát hành.

Sơ lược nội dung tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Tiêu chuẩn ISO 14001 mới nhất được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO nhằm quy định các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý môi trường EMS. Mục đích của tiêu chuẩn này là giúp cải thiện hiệu suất môi trường cho các tổ chức thông qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, giảm thiểu rác thải.

Từ đó hỗ trợ các tổ chức đạt được lợi thế trong quá trình cạnh tranh, chiếm được sự tín nhiệm từ khách hàng và các been liên quan. Phiên bản tiêu chuẩn ISO 14001:2015 yêu cầu các tổ chức phải nắm bắt tình trạng thực tế để quản lý rủi ro, nắm bắt cơ hội tốt hơn.

Tìm hiểu thêm:  Giải đáp tiêu chuẩn ISO 14001 là gì và các phiên bản mới nhất

Vì thế tiêu chuẩn này rất chú trọng đến vai trò của lãnh đạo đối với doanh nghiệp, tổ chức trong công tác quản lý các vấn đề về môi trường. Tất cả nhằm mục đích thay đổi môi trường theo hướng nâng cao hiệu quả thông qua việc cải tiến không ngừng hệ thống quản lý.

Để thực hiện được điều đó, các tổ chức phải đáp ứng được những yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Trong đó nội dung tiêu chuẩn đưa ra chi tiết về cấu trúc, các yêu cầu chính, cách đáp ứng yêu cầu của từng điều khoản, cách thức triển khai vận hành hệ thống. Tất cả gói gọn trong 10 điều khoản bao gồm:

  • Điều khoản 1 – Phạm vi áp dụng;
  • Điều khoản 2 – Tài liệu viện dẫn;
  • Điều khoản 3 – Thuật ngữ và định nghĩa;
  • Điều khoản 4 – Bối cảnh của tổ chức;
  • Điều khoản 5 – Lãnh đạo;
  • Điều khoản 6 – Hoạch định;
  • Điều khoản 7 – Hỗ trợ;
  • Điều khoản 8 – Thực hiện;
  • Điều khoản 9 – Đánh giá kết quả hoạt động;
  • Điều khoản 10 – Cải tiến.

Tổng hợp những điểm thay đổi trong ISO 14001 mới nhất 2015

Sở dĩ tiêu chuẩn ISO 14001 mới nhất được ban hành để thay thế cho ISO 14001:2004 là do đã có những thay đổi lớn về mặt nội dung. Tổ chức ISO đã xây dựng cấu trúc nội dung có sự cải tiến để phù hợp với tình hình thực tế kinh tế – xã hội. Trong đó những điểm thay đổi quan trọng bao gồm:

Cấu trúc cấp cao HLS

Điểm thay đổi đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 so với các phiên bản trước phải kể đến việc áp dụng cấu trúc cấp cao HLS. Đây là cấu trúc nội dung được Tổ chức ISO áp dụng cho các tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý của các phiên bản mới nhất. Mục đích là để thống nhất về mặt cấu trúc, nội dung, khái niệm.

Từ đó cho phép các tổ chức có thể tích hợp đồng thời nhiều tiêu chuẩn với nhau để gia tăng tính hiệu quả khi áp dụng. Khi đó tất cả tiêu cuẩn về Hệ hống quản lý sẽ có chung một cấu trúc. Hiển nhiên các tổ chức vẫn có thể lựa chọn áp dụng đồng thời hoặc độc lập tùy theo nhu cầu bản thân. Cấu trúc HLS là cấu trúc điển hình cho tất cả tiêu chuẩn ISO về Hệ thống quản lý.

Chu trình PDCA

Tiêu chuẩn ISO 14001 mới nhất còn áp dụng chu trình PDCA viết tắt từ “Plan Do Check Act”. Tên gọi đã thể hiện được đặc điểm của chu trình này thông qua 4 bước lần lượt là Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động. Việc áp dụng chu trình PDCA nhằm mục đích cải tiến liên tục Hệ thống quản lý môi trường để đạt được kết quả càng ngày càng tốt.

Tìm hiểu thêm:  Yêu cầu và phạm vi áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001

4 bước của chu trình PDCA cũng tương ứng với nội dung của 7 điều khoản của tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Cụ thể, Hoạch định tương ứng với 4 điều khoản từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 7; 3 bước còn lại tương ứng với 3 điều khoản cuối cùng từ Điều khoản 8 đến Điều khoản 10. Chu trình PDCA sẽ lặp đi lặp lại để cải tiến hệ thống liên tục.

Quản lý môi trường chiến lược

Đối với các doanh nghiệp, quản lý môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng khi liên quan trực tiếp với chi phí, danh tiếng cũng như các vấn đề về pháp luật. Vì vậy yêu cầu lập kế hoạch quản lý môi trường cần phải hết sức chú trọng. Đặc biệt cần lên chiến lược chi tiết trước khi chính thức thực hiện.

ISO 14001 mới nhất quy định chi tiết thông qua yêu cầu xác định bối cảnh và các điều khoản khác thuộc bước Hoạch định trong chu trình PDCA. Các yêu cầu liên quan tới môi trường cần được đảm bảo để xác định rủi ro mà doanh nghiệp cũng như môi trường có thể gặp phải.

Vai trò của lãnh đạo

Thực chất trong các phiên bản cũ của chứng chỉ ISO 14001 cũng có yêu cầu đối với ban lãnh đạo. Thế nhưng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đã đề cao vai trò của lãnh đạo lên một tầm mới. Toàn bộ vai trò của lãnh đạo được quy định trong Điều khoản 5 – Lãnh đạo.

Theo đó lãnh đạo của tổ chức phải có trách nhiệm thực hiện vai trò của mình. Lãnh đạo cuộc sống quyền hạn cao nhất trong việc thông qua, thống nhất, triển khai và vận hành Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Tiêu chuẩn cũng quy định Lãnh đạo tổ chức phải tham gia vào nhiều hoạt động hơn và là yêu cầu bắt buộc để tổ chức áp dụng Hệ thống quản lý môi trường hiệu quả.

Công tác bảo vệ môi trường

Tương tự như yêu cầu về lãnh đạo, công tác bảo vệ môi trường trong ISO 14001 mới nhất thay đổi thông qua việc nâng cao mức độ. Tiêu chuẩn mới không đưa ra khái niệm “Bảo vệ môi trường”. Thay vào đó là những yêu cầu liên quan như phòng ngừa, ngăn chặn những nguồn ô nhiễm; tái sử dụng, sử dụng tài nguyên bền vững; Giảm thiểu tác nhân và thích ứng biến đổi khí hậu;…

Tư duy về vòng đời sản phẩm 

Ngoài việc quan tâm đến quá trình sản xuất, cung ứng sản phẩm với môi trường, tổ chức còn phải kiểm soát những ảnh hưởng của môi trường liên quan đến việc sử dụng, xử lý hoặc thải bỏ sản phẩm tại cuối vòng đời. Yêu cầu đánh giá vòng đời còn phải có biện pháp, hành động cụ thể hóa.

Ngoài ra còn có nhiều điểm khác biệt khác trong trao đổng thông tin, thông tin dạng văn bản… Quý vị muốn biết thêm chi tiết hãy liên hệ Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0904.889.859 (Ms.Hoa) – 0909.099.583 (Ms.Lam) để nhận hỗ trợ miễn phí nhé!

Bài viết liên quan