Hỏi đáp về chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tiếng Anh

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Hỏi đáp về chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tiếng Anh

Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tiếng Anh là gì? Chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy có rất nhiều điểm tương đồng với nhau khiến không ít người vẫn còn nhầm lẫn. Hai loại chứng nhận này đem đến lợi ích gì? Cách sử dụng như thế nào cho đúng?

>>> Xem thêm

Khác biệt giữa chứng nhận hợp quy và hợp chuẩn

Quy trình công bố hợp quy và chứng nhận hợp quy

Sự cần thiết của chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tiếng Anh

Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tiếng Anh là gì? Mỗi một sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra và đưa ra thị trường đều phải có sự quản lý của cơ quan nhà nước. Các cán bộ chuyên ngành sẽ chịu trách nhiệm quản lý đối với các mặt hàng trên. Vậy phải làm thế nào để kết luận sản phẩm, hàng hóa được đưa ra thị trường đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng?

Người ta đưa ra khái niệm quy định kỹ thuật để xác định sản phẩm, hàng hóa có đạt yêu cầu hay không. quy định kỹ thuật được xây dựng bao gồm hai loại là tiêu chuẩn và quy chuẩn. Tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện còn quy chuẩn mang ý nghĩa bắt buộc phải thực hiện.

Đây chính là cơ sở để chứng nhận hợp chuẩn hợp quy ra đời. Hai loại chứng nhận này hiện nay được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy yêu cầu chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tiếng Anh là điều cần thiết. Cụ thể chứng nhận hợp chuẩn trong tiếng Anh là Certificate Standard. 

Trong khi đó chứng nhận hợp quy tiếng Anh được gọi với tên Certificate Regulation. Cả hai chứng nhận này đều hướng đến đối tượng là hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ hoặc những đối tượng khác theo đúng quy định. Những đối tượng này trước khi được đưa ra thị trường phải công bố chứng nhận thay cho cam kết về chất lượng.

Khái niệm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy

Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quy định rõ về khái niệm chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy. Theo đó chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Đây là hoạt động mang tính chất tự nguyện. 

Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định khách hàng sẽ yêu cầu thì chứng nhận hợp chuẩn sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc. Trong quá trình đánh giá phù hợp tiêu, tổ chức, cá nhân chứng nhận phù hợp có thể tự quyết định phương thức đánh giá. Thế nhưng phải đảm bảo tính thích hợp giữa đối tượng chứng nhận với phương thức đánh giá để tăng độ tin cậy cho kết quả cuối cùng.

Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tiếng Anh là gì

Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tiếng Anh

Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tiếng Anh khác nhau về tên gọi và cả bản chất. chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận được thực hiện một cách bắt buộc đối với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm thuộc danh mục có khả năng mất an toàn.

Tìm hiểu thêm:  Quy định pháp luật về chứng nhận hợp quy thép Nguyễn Minh

Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật để xét chứng nhận hợp quy áp dụng cho từng đối tượng cụ thể đã được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Về cơ bản thì đối tượng chứng nhận đều là sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường theo những tiêu chuẩn đã được quy định. Mục đích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe cho người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

Tại sao phải thực hiện chứng nhận hợp quy hợp chuẩn?

Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tiếng Anh được đề ra nhằm đem đến lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước. Lợi ích của hai loại chứng nhận này thể hiện trực tiếp thông qua:

  • Được sử dụng như phương thức doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sản xuất khẳng định về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.
  • Thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện để phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm hơn nữa. Mục đích nhằm đem đến cho khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp, sản phẩm càng ngày càng hoàn thiện.
  • Sản phẩm chất lượng sẽ hạn chế được tối đa rủi ro không mong muốn trong quá trình sản xuất. tình trạng sản phẩm bị lỗi phải thu hồi hoặc bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng sẽ không xuất hiện.
  • Tạo niềm tin với khách hàng, đối tác kinh doanh thông qua chứng nhận chất lượng đã được kiểm định.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
  • Người tiêu dùng yên tâm hơn với những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng đã được đánh giá đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây hại với sức khỏe và môi trường.
  • Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy còn giúp các cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng hơn trong việc kiểm soát và quản lý sản phẩm lưu hành trên thị trường. Qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn.

Các sản phẩm phải chứng nhận hợp chuẩn hợp quy

Từ khái niệm đã có thể thấy được sự khác biệt cơ bản giữa chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy. Chứng nhận hợp chuẩn không yêu cầu phải bắt buộc thực hiện. Quá trình thì đăng ký chứng nhận hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của doanh nghiệp, đơn vị sản xuất sản phẩm.

Tìm hiểu thêm:  Hồ sơ và trình tự của bản công bố hợp quy

Do đó sản phẩm chứng nhận hợp chuẩn có thể là bất cứ mặt hàng nào trên thị trường được phép lưu thông theo đúng quy định pháp luật. Ngược lại những sản phẩm phải chứng nhận hợp quy lại được quy định rõ trong 7 danh mục sản phẩm có khả năng gây mất an toàn chịu sự quản lý của các Bộ, ban ngành tương ứng.

Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tiếng Anh hay tiếng Việt khi áp dụng với các sản phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam đều phải tuân theo quy định như vậy. thực tế không có quy định chính thức về những sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận hợp quy.

Thay vào đó là danh mục các sản phẩm có khả năng gây mất an toàn trong quá trình vận chuyển, bảo quản và sử dụng. Đây cũng chính là những sản phẩm cần phải công bố hợp quy. Cụ thể những sản phẩm công bố hợp quy bao gồm:

  • Thông tư số 31/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về Danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn chịu quản lý của Bộ Y tế.
  • Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT về danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn chịu quản lý từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Thông tư mới có hiệu lực 11/2020/TT-BTTTT về danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn chịu quản lý từ Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện tại cho đến khi thông tư mới có hiệu lực thì vẫn tra cứu theo Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT về danh mục hàng hóa, sản phẩm gây mất an toàn chịu quản lý của Bộ Thông tin và truyền thông. 
  • Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT về danh mục hàng hóa sản phẩm gây mất an toàn chịu quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
  • Thông tư số 13/VBHN-BCT về danh mục hàng hóa, sản phẩm gây mất an toàn chịu quản lý của Bộ Công thương.
  • Thông tư số 14/TT-BCA về danh mục hàng hóa, sản phẩm gây mất an toàn chịu quản lý của Bộ Công An.
  • Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH về hàng hóa, sản phẩm gây mất an toàn chịu quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.

Những thông tin liên quan đến hồ sơ, quy trình đánh giá, dấu hợp chuẩn hợp quy nước quy định rõ trong Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Quý vị vẫn còn nhiều điều thắc mắc cần được giải đáp? quý vị muốn tìm kiếm một đơn vị hỗ trợ để nhận được chứng nhận nhanh chóng, không tốn nhiều công sức?

Hãy liên hệ với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế qua hotline 0908 060 060 hoặc truy cập website https://isoquocte.com/ để nhận hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Bài viết liên quan