Hồ sơ và quy định công bố hợp quy vật liệu xây dựng

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Hồ sơ và quy định công bố hợp quy vật liệu xây dựng

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất hàng hóa, vật liệu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo quy định của Bộ Xây dựng. Quy định cụ thể với các hàng hóa đó như thế nào? Hồ sơ công bố hợp quy ra sao? 

>>> Xem thêm

♦  Hỏi đáp về công bố hợp quy hàng nhập khẩu

♦  Giải thích công bố hợp quy có bắt buộc không

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng

Căn cứ pháp lý về vật liệu xây dựng phải công bố hợp quy

Công bố hợp quy là việc cá nhân, tổ chức tự công bố hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Như vậy công bố hợp quy vật liệu xây dựng là việc cá nhân, tổ chức tự công bố hàng hóa, sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường chịu sự quản lý của Bộ Xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Quy định cụ thể về đối tượng vật liệu xây dựng phải công bố hợp quy có tại Thông tư 19/2019/TT-BXD ban hành ngày 31-12-2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01-07/2020 thay thế cho Thông tư 10/2017/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng. 

Danh mục vật liệu xây dựng phải công bố hợp quy

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn – Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2 phải công bố hợp quy quy định tại Bảng 1, Thông tư 19/2019/TT-BXD. Các vật liệu phải công bố hợp quy bao gồm:

  • Nhóm xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông bao gồm xi măng Pooc lăng; xi măng pooc lăng hỗn hợp; xi măng pooc lăng bền sun phát; xi măng pooc lăng hỗn hợp bền sun phát; thạch cao phốt pho dùng để sản xuất xi măng; xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng; xỉ hạt lò cao nghiền mịn cho bê tông và vữa; tro bay dùng cho bê tông và vữa xây; tro bay dùng cho xi măng;
  • Nhóm kính xây dựng bao gồm kính nổi, kính phẳng tôi nhiệt, kính dán nhiều lớp; kính dán an toàn nhiều lớp, kính hộp gắn kín cách nhiệt;
  • Nhóm gạch, đá ốp lát bao gồm gạch gốm ốp lát; đá ốp lát tự nhiên; đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ;
  • Nhóm vật liệu cát xây dựng gồm cát tự nhiên dùng cho bê tông và vữa; cốt liệu lớn dùng cho bê tông và vữa; cát nghiền cho bê tông và vữa;
  • Nhóm vật liệu xây gồm gạch đất sét nung; gạch bê tông; sản phẩm bê tông khí chưng áp; tấm tường rỗ bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép;
  • Nhóm vật liệu xây dựng khác gồm tấm sóng amiăng xi măng; Amiăng Critozotin để sản xuất tấm sóng amiăng xi măng; tấm thạch cao; panel thạch cao có sợi gia cường; sơn tường dạng nhũ tương; sơn phủ; ống và phụ tùng PVC-U dùng cho mục đích cấp và thoát nước; ống và phụ tùng nhựa PP dùn cho mục đích cấp và thoát nước; ống và phụ tùng bằng chất dẻo thành kết cấu sử dụng cho mục đích thoát nước chôn ngầm trong điều kiện không chịu áp; thanh định hình nhôm và hợp kim nhôm; thanh định hình PVC-U dùng để chế tạo cửa đi và cửa sổ; hệ thống ống nhựa nhiệt rắn gia cường bằng sợi thủy tinh trên cơ sở nhựa GRP sử dụng trong cấp nước chịu áp và không chịu áp.
Tìm hiểu thêm:  Giải đáp nghi vấn khi nào cần công bố hợp quy

Phương thức đánh giá sự phù hợp vật liệu xây dựng 

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng yêu cầu cá nhân, tổ chức phải tiến hành chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa, vật liệu trước. Quá trình này được tiến hành dựa trên cơ sở là phương pháp đánh giá sự phù hợp. Thông tư 19/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định rõ về phương thức đánh giá sự phù hợp.

Theo đó, việc chứng nhận hợp quy của hàng hóa, sản phẩm vật liệu xây dựng theo quy định tại tại phần 2, Bảng 1, Thông tư 19/2019/TT-BXD sẽ phải thực hiện theo 1 trong 3 phương thức:

  • Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
  • Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, quá trình giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc lấy trên thị trường kết hợp với việc đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô hàng hóa, sản phẩm vật liệu xây dựng.

Đây là 3 trong số 8 phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ. Chi tiết nội dung và quy định của từng phương thức đánh giá sự phù hợp cũng được quy định tại Thông tư này.

Hồ sơ công bố hợp quy vật liệu xây dựng

Hồ sơ công bố hợp quy vật liệu xây dựng được chuẩn bị với thành phần tùy thuộc vào kết quả chứng nhận hợp quy. Đó là trường hợp cá nhân, tổ chức sử dụng kết quả chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp theo đúng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc sử dụng kết quả tự đánh giá của chính cá nhân, tổ chức công bố hợp quy. 

Quy định cụ thể về thành phần hồ sơ được chi tiết tại điều 14, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Về cơ bản, hồ sơ bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy theo Mẫu 2. CBHC/HQ được quy định tại Phụ lục III, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tổ chức công bố hợp quy như Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Đăng ký hộ kinh hoanh hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác theo quy định pháp luật;
  • Các giấy tờ tùy theo trường hợp sử dụng kết quả chứng nhận hợp quy như Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Qy trình sản xuất; Kế hoạch kiểm soát chất lượng; Kế hoạch giám sát hệ thống quản lý; Báo cáo đánh giá hợp quy…
Tìm hiểu thêm:  Chứng nhận hợp quy sika và đơn vị cấp chứng nhận uy tín 

Trong quá trình xem xét hồ sơ công bố hợp quy vật liệu xây dựng nếu cần thiết cơ quan chuyên ngành có thể yêu cầu cá nhân, tổ chức đối chiếu với bản gốp hoặc bổ sung thêm bản sao có công chứng.

Hồ sơ công bố hợp quy vật liệu xây dựng khi nào được thông qua?

Cá nhân, tổ chức khi chuẩn bị hồ sơ công bố hợp quy nên làm thành 2 bộ. Một bộ được giữ lại tổ chức để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền sau này. Một bộ sẽ được nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện tới cơ quan có trách nhiệm thẩm duyệt hồ sơ.

Hồ sơ đầy đủ và hợp quy theo đúng quy định tại điều 14, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN sẽ được thông qua. Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi cơ quan chuyên ngành nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, cá nhân, tổ chức sẽ được cấp Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.

Thông báo theo mẫu 3. TBTNHS được quy định tại Phụ lục III, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy có giá trị theo giấy chứng nhận hợp quy trong trường hợp sử dụng kết quả chứng nhận từ tổ chức chứng nhận đã được chỉ định hoặc có thời hạn 3 năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân công bố hợp quy ký báo cáo đánh giá hợp quy trong trường hợp sử dụng kết quả tự đánh giá hợp quy.

Trường hợp cá nhân, tổ chức thay đổi bất cứ thông tin nào về công dụng, tính năng, đặc điểm của hàng hóa, sản phẩm, vật liệu xây dựng đã công bố hợp quy thì phải tiến hành công bố lại. Mặt khác, cá nhân, tổ chức cũng cần công bố hợp quy lại khi Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hết hạn mà vẫn muốn sử dụng chứng nhận hợp quy và dấu hợp quy.

Mọi thông tin về công bố hợp quy vật liệu xây dựng và nhiều chứng nhận tiêu chuẩn khác sẽ được giải đáp chi tiết bởi Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế. Liên hệ ngay qua hotline 0908 060 060 để nhận dịch vụ hỗ trợ cấp chứng nhận, tiêu chuẩn chuyên nghiệp nhé!

Bài viết liên quan