Hỏi đáp về công bố hợp quy hàng nhập khẩu

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Hỏi đáp về công bố hợp quy hàng nhập khẩu

Công bố hợp quy hàng nhập khẩu là quy định bắt buộc đối với hàng hóa, sản phẩm khi thông quan. Việt Nam đang có các chính sách cụ thể để thắt chặt nhập khẩu hàng hóa. Thông tin cụ thể được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và công nghệ.

>>> Xem thêm

♦  Giải thích công bố hợp quy có bắt buộc không?

 Mối quan hệ giữa chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy 

Công bố hợp quy hàng nhập khẩu

Công bố hợp quy hàng nhập khẩu

Công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy có bắt buộc?

Công bố hợp quy hay công bố hợp quy hàng nhập khẩu đều là việc cá nhân, tổ chức tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Khái niệm cụ thể được chi tiết tại khoản 9, điều 3, Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định rõ hơn “Công bố hợp quy là việc cá nhân, tổ chức tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng“. Trong đó đối tượng công bố hợp quy được quy định tại điều 12, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

Đối tượng của công bố hợp quy là những hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.

Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc với những đối tượng này. Các đối tượng trên trước khi được khai thác hoặc lưu thông ngoài thị trường đều phải công bố hợp quy. Công bố hợp quy dựa trên cơ sở đánh giá sự phù hợp và chứng nhận hợp quy.

Hàng nhập khẩu nào phải công bố hợp quy?

Các đơn vị nhập khẩu cần phải xác định sản phẩm, hàng hóa của mình có phải công bố hợp quy hay không. Công bố hợp quy hàng nhập khẩu căn cứ vào danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn hay còn gọi là hàng hóa thuộc nhóm 2 cho các bộ ngành Quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Các sản phẩm, nằm trong những danh mục này sẽ bắt buộc phải công bố hợp quy. Ngược lại danh mục sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn hay còn gọi là hàng hóa thuộc nhóm 1 chỉ cần công bố hợp chuẩn. Công bố hợp chuẩn là hành động mang tính chất tự nguyện, không bắt buộc đối với các nhà sản xuất, đơn vị nhập khẩu.

Tìm hiểu thêm:  Chứng Nhận Hợp Quy Là Gì? Danh Mục Sản Phẩm Cần Công Bố Hợp Quy

Điều đó có nghĩa là những sản phẩm nhập khẩu thuộc nhóm 2 trong Danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn cho các bộ ngành ban hành sẽ phải tiến hành công bố hợp quy. Quá trình công bố hợp quy nên được tiến hành sớm để tránh trường hợp hàng hóa nằm ở cảng nhập khẩu tốn thời gian và chi phí.

Thủ tục công bố hợp quy hàng nhập khẩu như thế nào?

Chi tiết về thủ tục công bố hợp quy hàng nhập khẩu được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Các bước tiến hành như sau:

Đánh giá sự phù hợp

Cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa có thể thông qua tổ chức chứng nhận đã được chỉ định hoặc tự đánh giá sự phù hợp. quá trình này được thực hiện theo đúng quy định về phương thức đánh giá sự phù hợp, yêu cầu với phòng thử nghiệm và những tiêu chuẩn khác liên quan.

Phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định tại điều 5, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Tùy thuộc vào loại hàng hóa, sản phẩm cụ thể mà sẽ áp dụng một trong tám phương thức đánh giá sự phù hợp đã quy định.

Chuẩn bị hồ sơ chứng nhận hợp quy

Trước khi tiến hành công bố hợp quy thì cá nhân, phải chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu. Chứng nhận hợp quy là một trong những giấy tờ cơ bản của hồ sơ công bố hợp quy. Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy sẽ được gửi đến tổ chức chứng nhận đã được chỉ định hoặc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Nếu hồ sơ chứng nhận hợp quy đầy đủ và hợp lệ thì sản phẩm sẽ được đánh giá, kiểm nghiệm và xác nhận chất lượng của hàng hóa, sản phẩm chứng nhận hợp quy. Các tiêu chuẩn đều được đảm bảo thì tổ chức chứng nhận đã được chỉ định sẽ cấp giấy chứng nhận được quy kèm theo dấu hợp quy và hướng dẫn sử dụng dấu hợp quy cho cá nhân, tổ chức đã đăng ký.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký công bố hợp quy

Hồ sơ công bố hợp quy hàng nhập khẩu được chuẩn bị tương tự với hồ sơ công bố hợp quy. Thành phần hồ sơ được quy định chi tiết tại điều 14, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. theo đó thành phần hồ sơ được chia thành hai trường hợp tương ứng với phương thức tự đánh giá của cá nhân, tổ chức công bố hợp quy và chứng nhận hợp quy từ tổ chức chứng nhận đã được chỉ định. Về cơ bản của hồ sơ bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy theo Mẫu 2. CBHC/HQ được quy định tại phụ lục III, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN;
  • Bản sao giấy chứng minh với hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, tổ chức công bố hợp quy như Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Đăng ký hộ doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
  • Các giấy tờ khác do doanh nghiệp tự chuẩn bị liên quan đến kết quả đánh giá sự phù hợp như quy trình sản xuất, báo cáo đánh giá hợp quy, kết quả thử nghiệm mẫu…
Tìm hiểu thêm:  Quy trình và hồ sơ cấp giấy chứng nhận hợp quy

Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu thì cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị thêm giấy phép nhập khẩu; công bố hợp quy và kiểm tra chuyên ngành.

Nộp và xử lý hồ sơ công bố hợp quy

Hồ sơ công bố hợp quy sau khi được chuẩn bị sẽ nộp đến cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền để thẩm định. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cá nhân, tổ chức sẽ nhận được thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy từ cơ quan chuyên ngành trong thời gian 5 ngày làm việc tính từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy.

Những trường hợp nào không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu?

Sản phẩm hàng hóa phải tiến hành công bố nhập quy hàng nhập khẩu. Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt hàng hóa sẽ không phải tiến hành kiểm tra chất lượng cũng như công bố hợp quy. Cụ thể bao gồm:

  • Sản phẩm, hàng hóa, tài sản di chuyển trong định mức được miễn thuế;
  • Hàng hóa, sản phẩm của những đối tượng ưu đãi ngoại giao trong định mức miễn thuế;
  • Hàng hóa được sử dụng làm mẫu để quảng cáo, phục vụ hoạt động sản xuất, nghiên cứu khoa học, thử nghiệm để giám định, chứng nhận hợp quy…;
  • Hàng hóa tạm nhập với mục đích trưng bày giới thiệu trong các triển lãm, hội chợ;
  • Hàng hóa được sử dụng làm quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế;
  • Hàng hóa kinh doanh tạm nhập hoặc tạm xuất;
  • Hàng hóa được sử dụng để trao đổi với cư dân biên giới trong định mức miễn thuế;
  • Hàng hóa quá cảnh, trung chuyển tại Việt Nam;
  • Hàng hóa miễn thuế cho khách xuất cảnh;
  • Hàng hóa tái nhập với mục đích sửa chữa, tái chế hoặc tiêu hủy;
  • Hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan;
  • Hàng hóa phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng;
  • Hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ ngủ hoặc Thủ tướng Chính phủ;
  • Hàng hóa nhập khẩu không vì mục đích kinh doanh;
  • Hàng hóa do Bộ Khoa học công nghệ miễn hoặc giảm kiểm tra cho những trường hợp cụ thể;
  • Vật tư hoặc nguyên liệu gia công cho thương nhân nước ngoài sản xuất hàng nhập khẩu.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0908 060 060 để được hỗ trợ kịp thời.

Bài viết liên quan