Khác biệt giữa chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Khác biệt giữa chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn

Chứng nhận hợp quy (certificate of conformity) thường bị nhầm lẫn với chứng nhận hợp chuẩn do có nhiều điểm tương đồng. Hai loại chứng nhận này có điểm gì giống và khác nhau? Có thể phân biệt bằng cách nào? Chứng nhận hợp quy có thật sự cần thiết?

 

Xem thêm:

Quy Trình Công Bố Hợp Quy và Chứng Nhận Hợp Quy

Chứng Nhận Hợp Quy Là Gì? Danh Mục Sản Phẩm Cần Công Bố Hợp Quy

Hợp chuẩn hợp quy

Khái niệm chứng nhận hợp quy

Mọi thông tin liên quan đến chứng nhận hợp quy và và chứng nhận hợp chuẩn được quy định theo căn cứ pháp lý là Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006. Ngoài ra các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thêm thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và những phương thức đánh giá phù hợp theo tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật.

Chứng nhận hợp quy (certificate of conformity) được hiểu là hoạt động đánh giá, xác nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì vậy chứng nhận hợp quy còn được gọi là chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.

Chứng nhận này sẽ xác nhận đối tượng hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật đã phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hay chưa. Đây là chứng nhận được thực hiện mang tính chất bắt buộc đối với những đối tượng đã được quy định.

Thông thường chứng nhận hợp quy sẽ được thực hiện thông qua sự thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng nhận hợp quy với đơn vị chứng nhận sự phù hợp hay còn gọi là bên thứ 3. quy chuẩn được sử dụng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật theo đúng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Khái niệm chứng nhận nhận hợp chuẩn

Chứng nhận hợp chuẩn có nhiều điểm tương đồng với chứng nhận hợp quy (certificate of conformity). Cụ thể chứng nhận hợp chuẩn (certificate standard) làm việc chứng minh đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn được đưa ra tương ứng.

Chứng nhận được chuẩn được xây dựng, thẩm định bởi Bộ trưởng, Thủ trưởng của các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng của cơ quan thuộc chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, đề nghị thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia. Ngoài ra bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ cũng có thể tổ chức thẩm định dự thảo và công bố tiêu chuẩn quốc gia.

Các tổ chức tham gia xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm tổ chức kinh tế; cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp; tổ chức xã hội, nghề nghiệp. Tương ứng với đó là 5 loại tiêu chuẩn bao gồm:

  • Tiêu chuẩn cơ bản được dùng để quy định các đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng những quy định chung của một lĩnh vực cụ thể nào đó.
  • Tiêu chuẩn thuật ngữ sử dụng để quy định về tên gọi và định nghĩa đối với đối tượng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
  • Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật được dùng để quy định về định mức, chỉ tiêu và yêu cầu với đối tượng của hoạt động nằm trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
  • Tiêu chuẩn phương pháp thử được sử dụng để quy định về phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, xác định, phân tích, kiểm tra, khảo nghiệm và phương pháp giám định xác định mức, chỉ tiêu cũng như yêu cầu đối với đối tượng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
  • Tiêu chuẩn ghi nhãn, đóng gói bao bì, vận chuyển và bảo quản được sử dụng để quy định đối với các yêu cầu về hoạt động tương ứng cho sản phẩm, hàng hóa.
Tìm hiểu thêm:  Quy Trình Công Bố Hợp Quy và Chứng Nhận Hợp Quy

Phân biệt giữa chứng nhận hợp quy và hợp chuẩn

Chứng nhận hợp quy (certificate of conformity) và chứng nhận hợp chuẩn có khá nhiều điểm tương đồng với nhau. Đặc biệt là khi cả hai loại chứng nhận này nếu tác động trực tiếp lên sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi lưu thông ra thị trường.

Tuy nhiên hai loại chứng nhận này vẫn có những điểm khác biệt nhất định để ứng dụng vào thực tế.

Điểm giống nhau giữa chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy

Cả chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy đều là những phương thức được sử dụng để đánh giá chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc các đối tượng khác trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường hoặc các sản phẩm nhập khẩu phục vụ nhu cầu sản xuất.

Ngoài ra phương thức đánh giá của chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy cũng có nhiều điểm tương đồng. Xét theo trình tự chứng nhận thì cả hai đều gồm 3 bước là:

  • Lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá chất lượng của sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ;
  • Đánh giá quá trình sản xuất hoặc hồ sơ nhập khẩu;
  • Cấp giấy chứng nhận phù hợp với nhu cầu mà đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký.

Mặt khác chứng nhận được chuẩn và chứng nhận hợp quy đều giống nhau khi được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2012. Thông tư còn quy định rõ các vấn đề liên quan đến công bố hợp quy và công bố hợp chuẩn.

Điểm khác nhau giữa chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy

Điểm khác nhau giữa chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy (certificate of conformity) là gì? Sự khác biệt đến từ 5 yếu tố bao gồm khái niệm, phạm vi, năng lực của đơn vị chứng nhận, dấu chứng nhận và nơi tiếp nhận hồ sơ. Cụ thể như sau:

Tìm hiểu thêm:  Trách nhiệm của tổ chức khi tự công bố hợp quy sản phẩm
Tiêu chíChứng nhận hợp chuẩnChứng nhận hợp quy
Khái niệmChứng nhận hợp chuẩn cho các sản phẩm, hàng hóa phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn trong nước hoặc tiêu chuẩn nước ngoài…Chứng nhận hợp quy sản, hàng hóa hoặc các đối tượng khác theo đúng quy định phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Phạm vi áp dụngÁp dụng với tất cả sản phẩm, hàng hóa ba không có khả năng gây mất an toàn cho con người trong quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng. Chứng nhận hợp chuẩn mang tính chất tự nguyện và theo nhu cầu của đơn vị, cá nhân hoặc doanh nghiệp sản xuất.Áp dụng với tất cả sản phẩm, hàng hóa hoặc đối tượng khác có khả năng gây mất an toàn cho con người trong quá trình bảo quản, vận chuyển hoặc sử dụng đã được quy định trong danh mục do các Bộ ban ngành ban hành. Những sản phẩm nằm trong danh mục sẽ phải chứng nhận hợp quy mang tính chất bắt buộc.
Năng lực của đơn vị chứng nhậnKhông yêu cầu về năng lực đơn vị chứng nhận và phòng thử nghiệm.Bắt buộc phải được chỉ định đầy đủ năng lực chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn. Phòng thử nghiệm cũng phải được chỉ định.
Dấu chứng nhậnHình dạng, kết cấu, cách thể hiện dấu hợp chuẩn sẽ do tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định theo đúng hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.Phụ lục I, thông tư 28/2012/TT-BKHCN
Nơi tiếp nhận hồ sơ công bốChi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức, đơn vị, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.Đăng ký bản công bố hợp quy ở cơ quan chuyên ngành do bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.

 

Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy (certificate of conformity) hy vọng đã có ích với quý vị. Quý vị có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn bao gồm hồ sơ, trình tự xin cấp chứng nhận, cách công bố hợp quy?

Hãy đến với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế – địa chỉ uy tín đã hợp tác cùng nhiều tổ chức chứng nhận và công nhận ISO quốc tế để cung cấp dịch vụ đánh giá, chứng nhận toàn cầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Liên hệ ngay qua Hotline: 0904.889.859 (Ms.Hoa) – 0908 060 060 hoặc truy cập website https://isoquocte.com/ để nhận hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

 

Bài viết liên quan