Cấp Chứng Nhận Hợp Quy – Hợp Chuẩn

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Cấp Chứng Nhận Hợp Quy – Hợp Chuẩn

Chứng nhận hợp quy là yêu cầu cơ bản với các đơn vị sản xuất, kinh doanh hiện nay. Vậy chứng nhận này là gì? chứng nhận hợp quy với chứng nhận hợp chuẩn có gì khác nhau? Hãy cùng tổng hợp 6 điều cần phải biết về chứng nhận hợp quy qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy là gì? khái niệm chứng nhận hợp quy được quy định rõ trong luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Trong đó quy chuẩn kỹ thuật được hiểu là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật cũng như yêu cầu quản lý mà hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, môi trường, quá trình cùng những đối tượng khác trong kinh tế xã hội cần phải tuân thủ.

Tất cả nhằm mục đích bảo đảm sự an toàn, tính vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ môi trường và đem đến lợi ích, an ninh quốc gia, quyền lợi cho người tiêu dùng. Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới dạng văn bản mang tính chất bắt buộc phải áp dụng.

Trong khi đó, chứng nhận hợp quy được ghi chú là “việc xác nhận đối tượng hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. Đây là hình thức chứng nhận được tiến hành dưới thỏa thuận của cá nhân, tổ chức có nhu cầu với bên thứ ba là tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được cấp phép theo đúng quy định.

 

Xem thêm:

Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

Quy Trình Công Bố Hợp Quy và Chứng Nhận Hợp Quy

Banner Chứng nhận hợp quy hợp chuẩn

Đối tượng của chứng nhận hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy là yêu cầu bắt buộc với những đối tượng đã được quy định. Đối tượng ở đây là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, môi trường, quá trình hoặc những đối tượng khác trong nền kinh tế áp dụng theo những tiêu chuẩn khu vực, quốc gia, nước ngoài, quốc tế hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định.

Đối tượng phải chứng nhận hợp quy theo quy định rõ trong các danh mục về những sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn do các Bộ, ban ngành quản lý và ban hành. Về cơ bản thì các sản phẩm em yêu cầu chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy gồm các nhóm dưới đây:

  • Nhóm sản phẩm hàng hóa là thực phẩm;
  • Nhóm sản phẩm hàng hóa là đồ điện, đồ công nghệ thuộc sự quản lý của Bộ khoa học công nghệ;
  • Nhóm sản phẩm hàng hóa nông nghiệp;
  • Nhóm sản phẩm hàng hóa là vật liệu xây dựng;
  • Nhóm sản phẩm hàng hóa là thiết bị thông tin truyền thông;
  • Nhóm sản phẩm hàng hóa là phương tiện, phụ tùng của phương tiện tham gia giao thông;
  • Nhóm sản phẩm hàng hóa khác theo quy định.
Tìm hiểu thêm:  Tổng hợp các sản phẩm bắt buộc công bố hợp quy

Chi tiết danh mục sản phẩm hàng hóa phải công bố hợp quy được ghi chú tại Thông tư số 31/2017/TT-BYT của Bộ Y tế; Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải; Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông; Thông tư số 13/VBHN-BCT của Bộ Công thương; Thông tư số 14/TT-BCA của bộ công an và thông tư số 01/2009/TT-BKHCN của bộ khoa học và công nghệ.

Khác biệt của chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn

Đối tượng của chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn đều giống nhau. Đó là những sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ yêu cầu về sự an toàn, vệ sinh với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường và đem đến lợi ích cho kinh tế xã hội.

Có thể nói đây đều là phương thức đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi doanh nghiệp đưa ra thị trường hoặc các sản phẩm nhập khẩu để phục vụ nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên chứng nhận hợp chuẩn tác dụng với các sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn khi vận chuyển, bảo quản hoặc sử dụng.

Vì vậy những sản phẩm này chỉ yêu cầu chứng nhận sản phẩm phù hợp do doanh nghiệp tự nguyện công bố như Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn nước ngoài học tiêu chuẩn cơ sở,… Trong khi đó chứng nhận hợp quy lại áp dụng với những sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn trong Quá trình vận chuyển, bảo quản và sử dụng.

loại chứng nhận này phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và mang tính chất bắt buộc theo quy định của các bộ quản lý sản phẩm, hàng hóa nằm trong danh mục đó. Sự khác biệt này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đến năng lực của đơn vị chứng nhận, phòng thí nghiệm, khác biệt trong dấu chứng nhận và nơi tiếp nhận hồ sơ công bố.

Quy trình chứng nhận hợp quy cơ bản theo quy định của pháp luật

Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi đã thống nhất về việc đánh giá và yêu cầu liên quan khác đến chứng nhận hợp quy thì có thể tiến hành quy trình chứng nhận thông qua 6 bước dưới đây:

  • Xem xét và xác định tính phù hợp, tính đầy đủ với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
  • Đánh giá ban đầu về những điều kiện để chứng nhân tại cơ sở trong trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu;
  • đánh giá chính thức bao gồm đánh giá điều kiện chất lượng sản xuất đảm bảo của cơ sở và lấy mẫu thử nghiệm, đánh giá mẫu điển hình;
  • Báo cáo đánh giá;
  • Cấp giấy chứng nhận cho các đơn vị nếu đạt yêu cầu;
  • Kiểm sát trong thử nghiệm với thời gian định kỳ từ 9 đến 12 tháng/ lần.
 Quy trình chứng nhận hợp quy

Quy trình chứng nhận hợp quy

Cách thức nộp và xét duyệt hồ sơ công bố hợp quy

Chứng nhận hợp quy được sử dụng để công bố hợp quy. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký công bố hợp quy thành 2 bản. Tài liệu bên trong hồ sơ được quy định tại điều 14, thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Trong đó một bộ hồ sơ sẽ được gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền bằng cách gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.

Tìm hiểu thêm:  Hỏi đáp về công bố hợp quy hàng nhập khẩu

Bộ hồ sơ còn lại cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ giữ lại. Thời hạn giải quyết hồ sơ cụ thể như sau:

  • Trong trường hợp hồ sơ không đều khi cơ quan chức năng sẽ thông báo bằng văn bản đề nghị trong thời gian vào ngày làm việc để doanh nghiệp nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung. Sau 15 ngày tính từ khi nhận được thông báo, doanh nghiệp, không sửa đổi bổ sung thì hồ sơ sẽ bị hủy xử lý.
  • Trong trường hợp hồ sơ nộp đầy đủ thì cơ quan chức năng sẽ thẩm định trong vòng 5 ngày và thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ tới cá nhân, tổ chức đã đăng ký. nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan chức năng thẩm định sẽ thông báo lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức chứng nhận và công bố hợp quy

Mọi cá nhân, tổ chức đều có trách nhiệm chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy Nếu sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục có khả năng gây mất an toàn do các bộ ban ngành quản lý. Quá trình công bố hợp quy đảm bảo:

  • Đơn vị công bố hợp quy thông báo về việc công bố hợp quy trên các phương tiện thông tin thích hợp để người sử dụng sản phẩm, hàng hóa đỏ dễ tiếp cận.
  • duy trì liên tục đồng thời chịu trách nhiệm về tính phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, môi trường, quá trình đã công bố hợp quy.
  • Duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm, giám sát định kỳ với các sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ đã công bố hợp quy.
  • Sử dụng dấu hợp quy theo đúng quy định tại điều 4 của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.
  • Lập sổ theo dõi định kỳ hàng năm để báo cáo về việc sử dụng dấu hợp quy tới tổ chức chứng nhận đã được chỉ định.
  • Khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ đã công bố hợp quy không phù hợp trong quá trình lưu thông hoặc đã sử dụng thì cá nhân tổ chức phải có biện pháp xử lý theo đúng quy định.
  • Lập và lưu trữ hồ sơ công bố hợp quy để làm cơ sở trong quá trình kiểm tra, thanh tra bởi cơ quan quản lý nhà nước.
  • Cung cấp tài liệu chứng minh tính phù hợp của sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ đã công bố hợp quy đã công bố hợp quy khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Công bố lại khi có sự thay đổi về nội dung hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký.
  • Cung cấp bản sao y bản chính giấy tờ chứng nhận hợp quy.

Mọi thắc mắc xin liên hệ Văn Phòng Chứng Nhận Kiểm Soát Chất Lượng ISO Quốc Tế qua Hotline 0904.889.859 (Ms.Hoa) – 0909.099.583 (Ms.Lam) hoặc email: isoquocte@gmail.com để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

 

Bài viết liên quan