Chứng Nhận Hợp Quy Là Gì? Danh Mục Sản Phẩm Cần Công Bố Hợp Quy

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Chứng Nhận Hợp Quy Là Gì? Danh Mục Sản Phẩm Cần Công Bố Hợp Quy

Danh mục sản phẩm phải chứng nhận hợp quy – công bố hợp quy là cơ sở để các doanh nghiệp đảm bảo quy chuẩn cho hàng hóa của mình trước khi tung ra thị trường. Thông tin liên quan được quy định rõ tại các thông tư, nghị định liên quan.

 

Xem thêm:

Khác biệt giữa chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn

Cấp Chứng Nhận Hợp Quy – Hợp Chuẩn

Chứng nhận hợp quy - Công Bố Hợp QUy

Chứng nhận hợp quy là gì?

Danh mục hàng hóa phải chứng nhận hợp quy nhằm đảm bảo quy chuẩn về kỹ thuật chung của sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Vậy chứng nhận hợp quy là gì? Chứng nhận hợp quy hiểu đơn giản là hành động đánh giá, xác nhận về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa đã đạt đủ quy chuẩn kỹ thuật.

Chứng nhận hợp quy là một loại hình chứng nhận được tạo ra dưới sự thỏa thuận của tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu chứng nhận về sản phẩm, hàng hóa với một bên thứ 3. Bên thứ ba này là tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được cấp phép hoạt động theo đúng quy định.

Như vậy đối tượng được cấp chứng nhận hợp quy là các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa hoặc quá trình, môi trường theo các tiêu chuẩn quốc gia, khu vực, quốc tế, tiêu chuẩn của nước ngoài hoặc các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn địa phương quy định.

Các đối tượng trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến các vấn đề sức khỏe, an toàn và môi trường mang tính chất bắt buộc phải áp dụng Nếu doanh nghiệp đó muốn hoạt động kinh doanh sản xuất các sản phẩm thuộc quy định này.

Quy định pháp luật về các sản phẩm phải công bố hợp quy

Danh mục sản phẩm phải chứng nhận hợp quy được căn cứ theo luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11. Tại đây nêu rõ, công bố hợp quy là quá trình tổ chức hoặc cá nhân tự công bố đối tượng hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật đã đảm bảo phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Theo đúng quy định thì các sản phẩm, hàng hóa có tên trong danh mục trước khi tung ra thị trường thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm công bố về chất lượng sản phẩm, hàng hóa mình định cung cấp có đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật chung hay không.

Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện phát triển hệ thống quản lý chất lượng cho mặt hàng đó để đem đến dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Đồng thời sở hữu giấy chứng nhận hợp quy sẽ giúp doanh nghiệp không phải đối mặt với các rủi ro thu hồi sản phẩm do không phù hợp với quy cách chất lượng.

Ngược lại đối với người tiêu dùng, giấy chứng nhận hợp quy là phương thức đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng ảnh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. mặt hàng được cung cấp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây nguy hại với sức khỏe và môi trường sinh thái.

Tìm hiểu thêm:  Cấp Chứng Nhận Hợp Quy - Hợp Chuẩn

 

Sản phẩm cần công bố hợp quy

Sản phẩm cần công bố hợp quy là gì?

Chi tiết danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy mới nhất

Danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy căn cứ theo các văn bản pháp luật do nhà nước, các cơ quan ban ngành ban hành theo đúng quy định. Cụ thể danh mục sản phẩm tương ứng với căn cứ pháp lý liên quan như sau:

Thông tư số 31/2017/TT-BYT

Thông tư số 31/2017/TT-BYT về Danh mục hàng hóa, sản phẩm có thể gây mất an toàn thuộc phạm vi phân công quản lý từ Bộ Y tế

  • Thuốc có chứa thành phần vắc xin hoặc sinh phẩm điều trị;
  • Trang thiết bị y tế thuộc loại B hoặc C;
  • Các thiết bị y học cổ truyền;
  • nguyên liệu dùng làm thuốc hoặc bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc;
  • Các phương tiện hoặc dụng cụ tránh thai;
  • Chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn được sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT

Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT về danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:

  • Giống vật nuôi;
  • Giống cây trồng;
  • Giống thủy sản;
  • Thức ăn cho chăn nuôi;
  • Thuốc thú y hoặc nguyên liệu sản xuất thuốc thú y;
  • Thức ăn thủy sản hoặc sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản;
  • Phân bón;
  • Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực phẩm kỹ thuật và thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm;
  • Muối công nghiệp;
  • Keo dán gỗ.

Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT

Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT về danh mục hàng hóa, sản phẩm gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và truyền thông bao gồm:

  • Thiết bị công nghệ thông tin;
  • Thiết bị sử dụng trong phát thanh, truyền hình;
  • Thiết bị đầu cuối;
  • Thiết bị vô tuyến điện;
  • Thiết bị phát hoặc thu – phát sóng vô tuyến điện có băng tần thuộc khoảng 9-400 GHz, công suất phát trên 60 mW;
  • Pin Lithium sử dụng cho máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc điện thoại di động.

Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT

Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT về danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy thuộc quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tải bao gồm:

  • Xe đạp điện, xe đạp máy, xe mô tô, xe gắn máy hoặc xe máy chuyên dùng;
  • Xe ô tô, xe rơ moóc và sơ mi rơ moóc;
  • Toa xe đường sắt đô thị;
  • Các loại dầu máy diesel;
  • Đầu máy chạy điện tử với nguồn điện cấp bên ngoài hoặc chạy bằng ắc quy;
  • Toa xe chở khách không tự hành;
  • Toa xe công vụ phát điện;
  • Toa xe lửa hoặc các loại xe điện chuyên dùng nhằm mục đích đặc biệt.

Thông tư số 13/VBHN-BCT

Thông tư số 13/VBHN-BCT về danh mục hàng hóa, sản phẩm gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương bao gồm:

  • Động cơ điện; máy phát điện; máy biến đổi tĩnh điện; dây điện, cáp điện; máy biến áp phòng nổ;
  • Đèn điện trần, đèn chùm hoặc các loại đèn tường khác;
  • Các thiết bị thông tin;
  • Thiết bị điều khiển phòng nổ;
  • Thiết bị điện sử dụng trong đóng ngắt mạch hoặc bảo vệ mạch điện;
  • Máy và các thiết bị điện khác có chức năng riêng;
  • Nồi hơi nước quá nhiệt tạo ra hơi nước hoặc sử dụng để tạo ra hơi nước khác;
  • Nồi hơi nước sưởi trung tâm (trừ loại thuộc nhóm cán 84.02);
  • Tời dọc, tời ngang chạy bằng động cơ điện;
  • Các thiết bị và máy cơ khí;
  • Hóa chất hoặc vật liệu nổ công nghiệp;
  • Bình chứa được dùng để chứa mọi loại vật liệu;
  • Thiết bị sử dụng cho vật chống, giàn giáo, ván khuôn hoặc cột trụ chống hầm lò;
  • Ống dẫn có khả năng chịu áp lực cao trên 42.000 PSI;
  • Dụng cụ điển dùng để đun nước nóng tức thời; đun nước nóng kiểu nhúng hoặc đun, chứa nước nóng;
  • Dây diện bọc nhựa PVC điện áp danh định đến và bằng 450/750V;
  • Các sản phẩm điện, điện tử; lò vi sóng; nồi cơm điện; bàn là điện; ấm đun nước; máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác; máy sấy khô tay; lò nước, vỉ nướng điện; quạt điện;
  • Dụng cụ pha chè, cafe;
  • Nhiên liệu như Ethanol biến tính dùng để trộn xang cho động cơ đánh lửa; nhiên liệu diesel sinh học gốc B100; xăng, nhiên liệu Diesel; nhiên liệu gốc sinh học;
  • Mũ bảo hiểm cho người đi xe máy, mô tô, xe đạp điện;
  • Đồ chơi trẻ em;
Tìm hiểu thêm:  Quy trình đánh giá chứng nhận công bố hợp quy theo phương thức 1

Thông tư số 14/TT-BCA

Thông tư số 14/TT-BCA về danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy thuộc quyền quản lý của Bộ Công An bao gồm:

  • Các trang thiết bị kỹ thuật;
  • Các trang thiết bị sử dụng trong phòng cháy, chữa cháy;
  • Vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc vật liệu nổ.

Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH

Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH về danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy thuộ nhóm 2thuộc quyền quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội bao gồm:

  • Thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy;
  • Thang cuốn hoặc băng tải chở người cùng các bộ phận an toàn liên quan;
  • Nồi hơi có áp suất làm việt định mức từ 0.7 bar trở lên (trừ loại nồi hơi có áp suất làm việc từ 16 bar trở lên sử dụng cho chuyên ngành công nghiệp đặc thù;
  • Chai chứa khí nén có áp suất làm việc định mức từ 0.7 bar trở lên (trừ chai chứa khí dầu mở hóa lỏng)
  • Các loại bình, bể, bồn, xì téc có áp suất làm việc định mức từ 0.7 bar trở lên theo đúng phân loại tại tiêu chuẩn VIệt Nam TCVN 8366:2010 (trừ thiết bị đặc biệt sử dụng cho chuyên ngành công nghiệp đặc thù)
  • Hệ thống lạnh phân loại theo TCVN 6739:2015;
  • Pa lăng điện, tời điện;
  • Tời tay, Pa lăng kéo tay có tải trọng nâng trên 1.000 kg;
  • Cần trục, bàn nâng, sàn nâng, cầu trục, cổng trục;
  • Vận thăng;
  • Phương tiện bảo vệ đầu, bảo vệ mắt, mặt, tay, chân;
  • Dây đai an toàn và hệ thống chống rơi cá nhân;
  • Xe nâng dùng động cơ có tải trọng nâng trên 1.000 kg.

Danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy trên hy vọng đã có ích cho Quý vị. Hãy liên hệ: 0904.889.859 (Ms.Hoa) – 0909.099.583 (Ms.Lam) hoặc  truy cập https://isoquocte.com/ để tham khảo thêm thông tin và nhận hỗ trợ chi tiết nhé!

Bài viết liên quan