Hồ sơ và trình tự của bản công bố hợp quy

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Hồ sơ và trình tự của bản công bố hợp quy

Bản công bố hợp quy là yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hợp quy. Hồ sơ công bố hợp quy cụ thể như thế nào? Tiến trình công bố hợp quy ra sao? Tất cả được thông tin chi tiết tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

>>> Xem thêm

♦   Điều kiện cấp chứng nhận hợp quy thép pomina

♦  Quy định pháp luật về chứng nhận hợp quy thép Nguyễn Minh

Bản công bố hợp quy

Bản công bố hợp quy

Công bố hợp quy là gì?

Bản công bố hợp quy là gì? Bản công bố hợp quy là minh chứng cho thấy cá nhân, tổ chức đã hoàn thành việc công bố hợp quy. Trong đó công bố hợp quy là việc cá nhân, tổ chức tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Để có thể công bố hợp quy, sản phẩm, hàng hóa phải được chứng nhận hợp quy. Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận, đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Quy chuẩn kỹ thuật sử dụng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật được quy định theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Toàn bộ hoạt động chứng nhận hợp quy được tiến hành dựa trên cơ sở là sự thỏa thuận của cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa ra mà mình sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu với tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định.

Đối tượng công bố hợp quy bao gồm các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành bởi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công bố hợp quy là yêu cầu bắt buộc với sản phẩm, hàng hóa trước khi lưu thông ngoài thị trường.

Trình tự công bố hợp quy

Bản công bố hợp quy được tiến hành dựa trên phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật. Trong đó cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn giữa kết quả chứng nhận hợp quy Theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được tiến hành bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc kết quả tự đánh giá sự phù hợp của cá nhân, tổ chức công bố hợp quy. 

Quá trình thực hiện thử nghiệm phục vụ cho hoạt động đánh giá hợp quy đầu tiên ảnh tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký. Khi đáp ứng được những yêu cầu này thì cá nhân, tổ chức có thể tiến hành công bố hợp quy theo hai bước:

Tìm hiểu thêm:  Quy Trình Công Bố Hợp Quy và Chứng Nhận Hợp Quy

Bước 1: Đánh giá sự phù hợp

Đầu tiên cần đánh giá sự phù hợp với đối tượng công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Bước này được thực hiện dựa trên hai lựa chọn về kết quả chứng nhận hợp quy. 

  • Trong trường hợp quá trình đánh giá hợp quy cho tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc cá nhân, tổ chức công bố hợp quy thực hiện thì việc đánh giá hợp quy được tiến hành theo phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 
  • Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp từ tổ chức đánh giá nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài đó phải được thừa nhận theo quy định pháp luật hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

Kết quả đánh giá hợp quy sẽ là căn cứ để cá nhân, tổ chức tiến hành công bố hợp quy.

Bước 2: Đăng ký công bố hợp quy

Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định tương ứng với quy chuẩn kỹ thuật đã cấp chứng nhận hợp quy.

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy được quy định chi tiết tại điều 14, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Theo đúng quy định, cá nhân, tổ chức phải tiến hành công bố hợp quy rộng rãi trên các phương tiện thông tin phù hợp để khách hàng sử dụng sản phẩm có thể tiếp cận được.

Hồ sơ công bố hợp quy được lập thành hai bộ. Một bộ được lưu trữ tại tổ chức. Bộ còn lại được nộp tới cơ quan chuyên ngành bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Thành phần hồ sơ được quy định theo hai trường hợp dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy. Cụ thể như sau:

Hồ sơ dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của bên thứ ba

Bên thứ ba là tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật. Hồ sơ để công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức thứ ba bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy được điện theo Mẫu 2. CBHC/HQ được quy định tại Phụ lục III, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quá trình sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân có nhu cầu công bố hợp quy như Giấy đăng ký doanh nghiệp; Đăng ký hộ kinh doanh, Giấy đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư; Quyết định thành lập hoặc các giấy tờ khác theo quy định pháp luật;
  • Bản sao giấy chứng nhận hợp quy phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cùng với mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ để cấp cho cá nhân, tổ chức đăng ký công bố hợp quy.
Tìm hiểu thêm:  Khác biệt giữa chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn

Hồ sơ công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh đăng ký công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá thì hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy được điện theo Mẫu 2. CBHC/HQ được quy định tại Phụ lục III, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quá trình sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân có nhu cầu công bố hợp quy như Giấy đăng ký doanh nghiệp; Đăng ký hộ kinh doanh, Giấy đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư; Quyết định thành lập hoặc các giấy tờ khác theo quy định pháp luật;
  • Trong trường hợp cá nhân, tổ chức đăng ký công bố hợp quy chưa có giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý từ tổ chức chứng nhận đã đăng ký thì hồ sơ phải có quy trình sản xuất, kế hoạch giám sát hệ thống quản lý và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng;
  • Trong trường hợp cá nhân, tổ chức đăng ký công bố hợp quy đã có giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý từ tổ chức chứng nhận đã đăng ký thì hồ sơ cần phải có bản sao giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý vẫn còn hiệu lực;
  • Bản sao phiếu kết quả thử nghiệm mẫu của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký theo đúng quy định trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy;
  • Báo cáo đánh giá hợp quy quy định tại Phụ lục III, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN cùng mẫu dấu hợp quy và những tài liệu có liên quan.

Lưu ý, trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết thì cơ quan chức năng có thể yêu cầu cá nhân, tổ chức đăng ký công bố hợp quy nộp bản gốc hoặc bổ sung bản sao có công chứng để đối chiếu. Hồ sơ công bố hợp quy sau khi được nộp sẽ được xét duyệt.

Hồ sơ hợp lệ và đầy đủ sẽ được cấp thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy bởi cơ quan chuyên ngành cho cá nhân, tổ chức đăng ký hợp quy. thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận được quy cho tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp hoặc có giá trị 3 năm tính từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp quy.

Quý vị vẫn còn thắc mắc liên quan đến bản công bố hợp quy và các vấn đề liên quan? Mọi thắc mắc xin liên hệ Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế qua hotline 0908 060 060 để được giải đáp chi tiết nhé!

Bài viết liên quan