ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO với 5 phiên bản. Phiên bản mới nhất được ban hành vào năm 2015 là tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến 3 nội dung về chu trình PDCA, tiếp cận theo quá trình và tư duy dựa trên rủi ro.
>>> Xem thêm:
♦ Khái quát nội dung ISO 9001:2015 và nguyên tắc quản lý chất lượng
♦ Tổng hợp tiến trình ra đời của tiêu chuẩn ISO 9001
Sơ lược về nội dung của ISO 9001:2015
ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng cho biết các tổ chức cải tiến toàn bộ kết quả hoạt động của mình và đưa ra cơ sở hợp lý để phát triển bền vững. Tiêu chuẩn này hướng đến việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ ổn định sao cho có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu chế định, luật định hiện hành.
ISO 9001:2015 – Quality Management Systems – Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu) quy định về các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng với mục tiêu bổ sung cho những yêu cầu về dịch vụ và sản phẩm. Nội dung của tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên cấu trúc cấp cao HLS.
Trong đó bao gồm các thuật ngữ và định nghĩa ra được xây dựng để đem đến lợi ích cao nhất cho các tổ chức khi áp dụng đồng thời nhiều tiêu chuẩn về hệ thống quản lý do ISO ban hành. ISO 9001:2015 vận dụng cách tiếp cận theo quá trình kết hợp với chu trình PDCA và tư duy dựa trên rủi ro. Đây cũng là 3 nội dung quan trọng nhất của tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Cách tiếp cận theo quá trình trong ISO 9001:2015
Cách tiếp cận theo quá trình của ISO 9001 quản lý chất lượng giúp các tổ chức có thể hoạch định các quá trình của mình cũng như sự tương tác giữa chúng. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 hướng đến việc chấp nhận cách tiếp cận theo quá trình trong xây dựng, triển khai và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng.
Yêu cầu thiết yếu với tiếp cận theo quá trình
Mục đích của tiêu chuẩn này là nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc đáp ứng những yêu cầu mà khách hàng đề ra. Các yêu cầu cụ thể có thể được coi là thiết yếu với việc chiếc nhận cách tiếp cận theo quá trình. Tổ chức cần phải xác định những quá trình cần thiết với hệ thống quản lý chất lượng của mình và việc áp dụng những quá trình này trong toàn tổ chức. Trong trường hợp đó tổ chức cần phải:
- Xác định đầu vào cần thiết cũng như đầu ra mong muốn của các quá trình;
- Xác định được trình tự và sự tương tác giữa những quá trình;
- Xác định và triển khai các tiêu chí, phương pháp (trong đó bao gồm theo dõi, đo lường, chỉ số kết quả thực hiện có liên quan) cần thiết nhằm đảm bảo việc thực hiện và kiểm soát có hiệu lực các quá trình;
- xác định nguồn lực cần thiết cho các quá trình và đảm bảo các nguồn lực đó luôn sẵn có;
- Phân công trách nhiệm và quyền hạn đối với từng quá trình;
- giải quyết rủi ro và cơ hội đã được xác định theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng;
- Đánh giá các quá trình hình và thực hiện những thay đổi cần thiết nhằm đảm bảo các quá trình đạt được kết quả dự kiến;
- Cải tiến các quá trình cũng như hệ thống quản lý chất lượng.
Yêu cầu với tiếp cận theo quá trình
Việc hiểu và quản lý các quá trình có mối liên hệ mật thiết với nhau trong cùng một hệ thống. Chúng góp phần phần hỗ trợ cho việc đạt được hiệu lực và hiệu quả của kết quả dự kiến mà tổ chức đã đề ra. Cách tiếp cận theo quá trình giúp tổ chức có thể kiểm soát được mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quá trình trong cùng một hệ thống.
Nhờ đó kết quả thực hiện tổng thể của tổ chức sẽ được nâng cao. Chứng nhận ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng sử dụng cách tiếp cận theo quá trình để xác định và quản lý một cách có hệ thống các quá trình cũng như sự tương tác giữa chúng nhân đạt được kết quả dự kiến phù hợp với chính sách chất lượng và định hướng chiến lược của tổ chức.
Quản lý các quá trình và tổng thể hệ thống có thể đạt được nhờ kết hợp chu trình PDCA với trọng tâm là tư duy dựa trên rủi ro. Sự kết hợp này sẽ tận dụng được các cơ hội và ngăn ngừa ra rủi ro không mong muốn.
Lợi ích từ cách tiếp cận theo quá trình
Cách tiếp cận theo quá trình được sử dụng trong ISO 9001 hệ thống quản lý môi trường góp phần giúp tổ chức:
- Hiểu được và nhất quán quá trình đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và yêu cầu chế định, luật định;
- Xem xét các quá trình dựa trên giá trị gia tăng;
- Đạt được kết quả có hiệu lực khi thực hiện quá trình;
- Cải tiến các quá trình dựa trên cơ sở đánh giá thông tin và dữ liệu.
Chu trình PDCA trong ISO:9001 2015
Chu trình PDCA được Tổ chức ISO xây dựng và áp dụng cho tất cả hệ thống quản lý chất lượng, các quá trình, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý nói chung. Chu trình PDCA có mối quan hệ mật thiết đến kết cấu nội dung. Chu trình PDCA giúp các tổ chức đảm bảo các quá trình luôn được cung ứng nguồn lực, quản lý một cách thỏa đáng để bắt kịp cơ hội cải tiến.
Nội dung của chu trình PDCA gắn kết với 7 điều khoản cuối cùng của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và tương ứng với 4 bước thực hiện bao gồm:
- Plan – Hoạch định
Tương ứng với Điều khoản 4 – Bối cảnh của tổ chức; Điều khoản 5 – Lãnh đạo; Điều khoản 6 – Hoạch định và Điều khoản 7 – Hỗ trợ nhằm mục đích thiết lập mục tiêu cho hệ thống quản lý chất lượng. Các bước này sẽ đảm bảo tổ chức cung ứng được nguồn lực cần thiết cho Hệ thống quản lý chất lượng để cho ra kết quả phù hợp với mong muốn, yêu cầu của khách hàng, chính sách của tổ chức.
- Do – Thực hiện
Tương ứng với Điều khoản 8 – Thực hiện tức là thực hiện tất cả những gì đã được hoạch định ở bước trước đó.
- Check – Kiểm tra
Tương ứng với Điều khoản 9 – Đánh giá kết quả hoạt động là việc theo dõi, đo lường các quá trình, dịch vụ, sản phẩm đạt được theo mục tiêu, chính sách, yêu cầu và hoạt động đã được hoạch định. Ngoài ra bước này còn có thêm hoạt động báo cáo kết quả đến lãnh đạo của tổ chức.
- Act – Hành động
Tương ứng với Điều khoản 10 – Cải tiến là việc cải tiến kết quả thực hiện thông qua những khiếm khuyết, sai sót đã tìm được từ Hệ thống quản lý chất lượng.
Tư duy dựa trên rủi ro theo ISO 9001:2015
ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng sử dụng tư duy dựa trên rủi ro. Tư duy dựa trên rủi ro thực chất đã xuất hiện trong những phiên bản trước đây của ISO 9001. Ví dụ như thực hiện hoạt động phòng ngừa để loại bỏ sự không phù hợp còn tiềm ẩn, thực hiện hoạt động thích hợp với tác động của sự không phù hợp, phân tích mọi sự không phù hợp xảy ra…
Tổ chức cần phải hoạch định và thực hiện hành động để giải quyết rủi ro, nắm bắt cơ hội. Việc này sẽ tạo nền tảng để nâng cao tính hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lượng giúp kết quả được cải tiến liên tục, ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực, tác động tiêu cực tiềm ẩn. Cơ hội cũng có thể nảy sinh từ những tình huống thuận lợi khi tổ chức đạt được kết quả dự kiến.
Quý vị muốn tìm hiểu rõ hơn về ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng? Hãy gọi điện tới Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline – 0904.889.859 (Ms.Hoa) để được hỗ trợ dịch vụ 24/7 nhé!