Tóm tắt ISO 22000:2018 qua nội dung 10 điều khoản

  1. Trang chủ
  2. ISO 22000
  3. Tóm tắt ISO 22000:2018 qua nội dung 10 điều khoản

Tóm tắt ISO 22000 giúp sơ lược toàn bộ nội dung của tiêu chuẩn hỗ trợ người thực hiện, các tổ chức trong quá trình áp dụng. Tiêu chuẩn này bài có nội dung bao gồm 10 điều khoản đưa ra các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

>>> Xem thêm

♦    Tổng hợp điều kiện cơ bản để được cấp chứng nhận Iso 22000 FDIS

♦    Chi tiết so sánh ISO 9001 và ISO 22000

Tóm tắt ISO 22000

Tóm tắt ISO 22000

Tóm tắt nội dung từ điều khoản 1, 2 và 3

Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được chia thành 10 điều khoản xây dựng theo cấu trúc cấp cao HLS. Cấu trúc HLS được tổ chức ISO áp dụng cho tất cả tiêu chuẩn về hệ thống quản lý như tiêu chuẩn ISO 14001, tiêu chuẩn ISO 9001, tiêu chuẩn ISO 45001…

Tóm tắt ISO 22000 phiên bản 2018 theo cấu trúc HLS được chia thành hai phần. Phần đầu tiên gồm 3 điều khoản từ điều khoản 1 đến điều khoản 3 có nội dung giới thiệu khái quát. 7 điều khoản còn lại là nội dung chính về các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Theo đó tiêu chuẩn ISO 22000:2018 có tên đầy đủ là ISO 22000 Food Safety Management Systems – Requirements for any organization in the food chain. Tên tiếng Việt là tiêu chuẩn ISO 22000 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm. 

Ba điều khoản đầu tiên tương ứng lần lượt gồm Điều khoản 1 – Phạm vi áp dụng; Điều khoản 2 – Tài liệu viện dẫn; Điều khoản 3 – Thuật ngữ và định nghĩa. Việc áp dụng nội dung của ba điều khoản đầu tiên giống với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác nhằm mục đích tích hợp hợp các tiêu chuẩn với nhau. Các tổ chức có thể triển khai các tiêu chuẩn độc lập hoặc tích hợp giữa các hệ thống quản lý để tăng tính hiệu quả.

Điều khoản 4 – Bối cảnh của tổ chức

Tiêu chuẩn ISO 22000 PDF có nội dung về các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với tổng cộng 7 điều khoản. Trong đó điều khoản đầu tiên là về bối cảnh của tổ chức. Các tổ chức phải xác định được những vấn đề nội bộ và vấn đề bên ngoài liên quan trực tiếp đến mục đích của mình đối với an toàn thực phẩm.

Đồng thời phải xác định được ảnh hưởng của các vấn đề này với khả năng đạt được kết quả dự kiến khi áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Để thực hiện được điều đó, tổ chức triển khai theo tiêu chuẩn ISO 22000 2018 cần đảm bảo các yêu cầu bao gồm:

  • Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức;
  • Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm bao gồm các bên quan tâm có liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hoặc các yêu cầu của các bên quan tâm trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
  • Xác định được phạm vi của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên hai yếu tố cần xem xét là các vấn đề bên ngoài và vấn đề nội bộ hoặc các yêu cầu liên quan của các bên quan tâm trong Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
  • Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cần phải được thiết lập, áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục bao gồm các quá trình cần thiết và tương tác giữa các quá trình phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Tìm hiểu thêm:  Bốn yếu tố quan trọng trong ISO 22000 2018 bản tiếng Việt

Điều khoản 5 – Lãnh đạo

Tóm tắt ISO 22000 cho điều khoản 5 – Sự lãnh đạo bao gồm ba nội dung chính lần lượt như sau:

  • Sự lãnh đạo và cam kết thể hiện thông qua lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ được vai trò lãnh đạo của bản thân và cam kết đối với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
  • lãnh đạo phải có trách nhiệm thiết lập chính sách an toàn thực phẩm và truyền đạt chính sách an toàn thực phẩm để được thấu hiểu và áp dụng trong mọi cấp thuộc tổ chức;
  • Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo cần phải được đảm bảo. Lãnh đạo cao nhất có trách nhiệm và quyền hạn đối với các vai trò liên quan đã được xác định truyền đạt, thấu hiểu trong tổ chức. Trong khi đó trưởng nhóm an toàn thực phẩm có trách nhiệm đối với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm báo cáo những vấn đề liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho người được chỉ định.

Điều khoản 6 – Hoạch định

Điều khoản 6 có nội dung tóm tắt ISO 22000 gồm 3 vấn đề chính:

  • Hành động giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội;
  • Mục tiêu của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu yêu nhất quán với chính sách an toàn thực phẩm, có thể đo lường được, cân nhắc tới những yêu cầu về an toàn thực phẩm hiện hành, được truyền đạt, được giám sát thẩm tra, được duy trì cập nhật thích hợp;
  • Hoạch định các thay đổi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm bao gồm cả những thay đổi về nhân sự. Các thay đổi phải được thực hiện và thông báo theo đúng kế hoạch.

Điều khoản 7 – Hỗ trợ

Tổ chức phải đảm bảo được yêu cầu về hỗ trợ bao gồm nguồn lực, năng lực, nhận thức, trao đổi thông tin và đáp ứng yêu cầu thông tin dưới dạng văn bản. Cụ thể:

  • Yêu cầu đối với nguồn lực cần phải xem xét dựa trên khả năng, hạn chế của các nguồn lực nội bộ cũng như nhu cầu về nguồn lực bên ngoài. Tổ chức cần phải đảm bảo nguồn lực nhân sự, cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc, các yếu tố được phát triển bên ngoài Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và kiểm soát quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ bên ngoài cung cấp.
  • Yêu cầu đối với năng lực cần phải được xác định định đối với những người làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức, đảm bảo họ có kiến thức đa ngành, có kinh nghiệm trong xây dựng, triển khai Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • Tổ chức cần đảm bảo những người liên quan làm việc dưới sự kiểm soát của mình phải nhận thức được chính sách an toàn thực phẩm, mục tiêu Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với công việc của họ, đóng góp cá nhân cho hiệu lực và hậu quả khi không tuân thủ yêu cầu của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • Tổ chức phải xác định được những hoạt động trao đổi thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • Thông tin về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phải được lưu giữ dưới dạng văn bản và có sự kiểm soát phù hợp.
Tìm hiểu thêm:  Thông tin cung cấp từ dịch vụ tư vấn ISO 22000

Điều khoản 8 – Thực hiện

Yêu cầu thực hiện của điều khoản 8 được tóm tắt ISO 22000 thông qua các nội dung chính như sau:

  • Tổ chức phải tiến hành hoạch định, thực hiện, duy trì và cập nhật các quá trình cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu tạo ra sản phẩm an toàn.
  • Tổ chức phải thực hiện hành động thiết lập, áp dụng, duy trì và cập nhật chương trình tiên quyết để tạo điều kiện ngăn ngừa và/ hoặc giảm tối thiểu chất ô nhiễm trong quá trình hình sản xuất chế biến sản phẩm, môi trường làm việc.
  • Tổ chức cần phải sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc để xác định nguyên vật liệu từ nhà cung cấp và giai đoạn đầu của lộ trình phân phối sản phẩm cuối cùng.
  • Lãnh đạo cao nhất cần phải đảm bảo sẵn sàng các thủ tục để ứng phó với những tình huống khẩn cấp hoặc sự cố có thể gây mất an toàn thực phẩm liên quan đến vai trò của tổ chức trong chuỗi thực phẩm.
  • Tổ chức cần tiến hành phân tích mối nguy, thu, duy trì và cập nhật thông tin dưới dạng văn bản.
  • Kết quả tổ chức cần tiến hành các hành động thẩm tra.

Điều khoản 9 – Đánh giá kết quả hoạt động

Tóm tắt ISO 22000 với điều khoản 9 gói gọn trong hành động đánh giá kết quả thực hiện bao gồm đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo. Quá trình này là yêu cầu bắt buộc để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

Điều khoản 10 – Cải tiến

Hành động cải tiến được thực hiện thông qua việc xác định sự không phù hợp và áp dụng hành động khắc phục. Tổ chức cần cải tiến liên tục, cập nhật Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm để nâng cao tính hiệu quả khi triển khai.

Quý vị muốn biết thêm thông tin chi tiết về tóm tắt ISO 22000 phiên bản 2018 có thể liên hệ tới văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế hoặc gọi qua hotline 0908 060 060 để được giải đáp kịp thời nhé!

Bài viết liên quan