Tổng hợp điều kiện cơ bản để được cấp chứng nhận ISO 22000 fdis

  1. Trang chủ
  2. ISO 22000
  3. Tổng hợp điều kiện cơ bản để được cấp chứng nhận ISO 22000 fdis

ISO 22000 fdis hay chính xác hơn là tiêu chuẩn ISO 22000 được cấp bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO. Tiêu chuẩn ISO 22000 được áp dụng với tất cả tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi thực phẩm dù gián tiếp hay trực tiếp. những điều kiện cơ bản để được cấp chứng nhận này là gì?

>>> Xem thêm

♦  Chi tiết so sánh ISO 9001 và ISO 22000

♦  Tìm hiểu yêu cầu đánh giá nội bộ ISO 22000:2018

ISO 22000 fdis

ISO 22000 fdis

Tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản mới nhất

Thực tế tiêu chuẩn ISO 22000 hiện nay có 2 phiên bản. Phiên bản đầu tiên là tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được ban hành vào năm 2005. Các tổ chức, doanh nghiệp sở hữu chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2005 vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên giấy chứng nhận sẽ chính thức hết hiệu lực trước ngày 19 tháng 6 năm 2021.

Trong thời hạn từ ngày 19 tháng 6 năm 2018 đến 19 tháng 6 năm 2021, các tổ chức muốn được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 cần tiến hành chuyển đổi sang phiên bản bản mới nhất. Phiên bản mới nhất được tổ chức ISO ban hành vào ngày 19 tháng 6 năm 2018 với nhiều nội dung đổi mới so với phiên bản trước đó.

Tiêu chuẩn ISO 22000 fdis hay ISO 22000:2018 có tên gọi đầy đủ là ISO 22000 Food Safety Management Systems – Requirements for any organization in the food chain. Tiêu chuẩn này có nội dung về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm đưa ra các quy định cụ thể với các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm dù gián tiếp hay trực tiếp.

Điều kiện cơ bản để đạt được chứng nhận ISO 22000:2018

Tất cả tổ chức nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm đều có thể để áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhanh đảm bảo an toàn và giảm thiểu tối đa mối nguy, rủi ro trong quá trình sản xuất thực phẩm. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.

Chứng nhận ISO 22000:2018 được cấp cho các tổ chức đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả. Các tổ chức muốn được cấp chứng nhận ISO 22000 fdis phiên bản 2018 cần phải đáp ứng được một số điều kiện như sau:

Điều kiện về nhà xưởng

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hướng đến các đối tượng có hoạt động sản xuất thực phẩm. Vì vậy điều kiện đầu tiên nhằm vào nhà xưởng – nơi sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp, tổ chức. Đây được coi là điều kiện quan trọng bậc nhất bởi chỉ khi nhà xưởng đảm bảo yêu cầu thì mới có thể kiểm soát được những mối nguy còn tiềm ẩn trong thực phẩm.

Tìm hiểu thêm:  Yêu cầu với tổ chức xin cấp và tổ chức cấp chứng nhận ISO 22000

Ví dụ như như doanh nghiệp phải vệ sinh sạch sẽ tất cả dụng cụ chế biến thực phẩm, loại bỏ sạch những hóa chất còn tồn đọng trên máy móc chế biến thực phẩm… Đây đều là những nơi có thể tồn tại mối nguy bao gồm cả mối nguy hóa học và mối nguy vật lý học. 

Tiêu chuẩn ISO 22000 fdis yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức phải duy trì được nhà xưởng đảm bảo theo tiêu chuẩn ban đầu. một thực trạng vẫn đang tồn đọng là không phải tổ chức nào cũng sở hữu nhà xưởng đảm bảo theo tiêu chuẩn ban đầu khi mới xây dựng. 

Nguyên nhân có thể là do họ không biết yêu cầu hoặc không có kinh phí thực hiện điều đó. Thậm chí một số tổ chức còn cho rằng việc xây dựng một nhà xưởng đảm bảo điều kiện theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 rất tốn kém nên không thực hiện. Tuy nhiên quá trình xây dựng một nhà xưởng đáp ứng đủ điều kiện không nhất thiết phải quá lớn mà có thể linh hoạt theo quy mô và lĩnh vực sản xuất của đơn vị.

Điều kiện về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Tổ chức muốn được cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2018 thì bắt buộc phải triển khai, xây dựng và duy trì Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo đúng yêu cầu. Yêu cầu cụ thể khi xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cần phải thực hiện theo đúng quy trình và nội dung của tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

Theo đó tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với 7 điều khoản tương ứng từ điều khoản 4 đến điều khoản 10. 7 điều khoản này được xây dựng theo chu trình PDCA với 4 khái niệm Hoạch định, Thực hiện, kiểm tra và hành động.

Đây là một chu trình khép kín cho phép doanh nghiệp cải tiến hệ thống liên tục để đảm bảo tính hiệu quả khi áp dụng. quá trình triển khai theo tiêu chuẩn ISO 22000 2018 tốn khá nhiều thời gian và công sức. Để đảm bảo điều kiện đối với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thì doanh nghiệp nên có một đội ngũ nhân sự hiểu biết về chuyên môn cũng như tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

trong trường hợp tổ chức không có được một đội ngũ đáp ứng đủ điều kiện thì có thể tìm đến những đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Các đơn vị này sẽ tư vấn chi tiết về nội dung ISO 22000 fdis, quy trình thực hiện, quá trình triển khai, biểu mẫu, hồ sơ cần có cho đến thủ tục xin cấp chứng nhận. Kết quả cuối cùng là tổ chức sẽ có được một hệ thống phù hợp với đúng tiêu chuẩn ISO 22000.

Điều kiện đánh giá chứng nhận

Các tổ chức triển khai, xây dựng và duy trì Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với mục đích cuối cùng là đạt được giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Khi hệ thống hoạt động hiệu quả thì tổ chức, doanh nghiệp sẽ có các bằng chứng chứng minh được sự phù hợp của mình với tiêu chuẩn ISO 22000. 

Tìm hiểu thêm:  Yêu cầu với đối tượng áp dụng ISO 22000

Đồng thời tổ chức sẽ phải tiến hành đánh giá nội bộ theo yêu cầu của điều khoản 9 và thực hiện các hành động khắc phục, cải tiến để nâng cao hiệu quả của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Chi tiết cụ thể về điều kiện đánh giá chứng nhận các doanh nghiệp, tổ chức nên trao đổi với tổ chức thứ ba chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 2018 được chỉ định bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tổ chức chứng nhận được lựa chọn phải là pháp nhân có tư cách pháp lý và đã được chứng nhận cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho lĩnh vực chứng nhận. Đồng thời tổ chức này sẽ phải thực hiện mọi hoạt động liên quan đến quá trình chứng nhận theo quy định pháp luật Việt Nam và những quy tắc chứng nhận của thế giới. Hiện có 2 hình thức pháp nhân là tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO tại Việt Nam gồm:

  • Tổ chức chứng nhận Việt Nam đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam;
  • Tổ chức chứng nhận nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Mục đích của tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Nội dung cụ thể các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể tìm hiểu ISO 22000 slideshare  hoặc phiên bản tiếng Việt có giá trị tương đương là tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN ISO 22000:2018. Tiêu chuẩn và chứng nhận ISO 22000 có giá trị quốc tế.

Có thể nói chứng nhận này là lời cam kết của các tổ chức, doanh nghiệp đối với việc kiểm soát các mối nguy để đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Giá trị của tiêu chuẩn ISO 22000 thể hiện thông qua:

  • Chứng minh về sự an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm được sản xuất và gia tăng niềm tin đối với khách hàng;
  • Nâng cao năng lực quản lý của tổ chức, doanh nghiệp một cách toàn diện;
  • Tiêu chuẩn ISO 22000 được coi như yêu cầu bắt buộc trong một số dự án đấu thầu hoặc yêu cầu khi cung cấp thực phẩm với số lượng lớn cho các khu công nghiệp, bệnh viện, trường học…
  • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2018 có thể sử dụng để thay thế cho giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Quý vị muốn biết thêm thông tin chi tiết về ISO 22000 fdis phiên bản 2018 có thể liên hệ tới văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế hoặc gọi qua hotline 0908 060 060 để được giải đáp kịp thời nhé!

Bài viết liên quan