Thông tin cung cấp từ dịch vụ tư vấn ISO 22000

  1. Trang chủ
  2. ISO 22000
  3. Thông tin cung cấp từ dịch vụ tư vấn ISO 22000

Tư vấn ISO 22000 là dịch vụ được nhiều tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới tìm kiếm để sử dụng. Dịch vụ này này đem đến những thông tin gì cho khách hàng? Lợi ích khi sử dụng thực hiện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm

♦  Khái quát yêu cầu và nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000

♦  Tổng hợp điểm thay đổi trong tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản mới nhất

Tư vấn ISO 22000

Tư vấn ISO 22000

Cung cấp thông tin về nguồn gốc và các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 22000

Trước hết dịch vụ tư vấn ISO 22000 sẽ cung cấp nguồn thông tin chính xác về nguồn gốc cũng như các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 22000. Theo đó tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO – International Organization for Standardization.

Đây là cơ quan phi chính phủ chuyên thiết lập tiêu chuẩn quốc tế với phạm vi toàn cầu. Tính đến thời điểm hiện tại Tổ chức ISO đã ban hành hơn 20.000 tiêu chuẩn thuộc nhiều lĩnh vực như công nghệ, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp… 

Các tiêu chuẩn được ban hành bởi tổ chức ISO nói chung và tiêu chuẩn ISO 22000 nói riêng đều là những quy tắc đã được chuẩn hóa quốc tế, được công nhận và có giá trị trên toàn cầu. Tiêu chuẩn 22000 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn HACCP và GMP nhằm quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn này hiện có 2 phiên bản:

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 chính thức được ban hành ngày 1 tháng 9 năm 2005 là phiên bản đầu tiên về Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được ban hành vào ngày 19 tháng 6 năm 2018 để thay thế cho phiên bản ISO 22000:2005. Phiên bản mới ra đời được xây dựng dựa trên nền tảng của phiên bản 2005 nhưng đã có nhiều điểm thay đổi.

Tư vấn thời gian chuyển đổi tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản 2018 đã chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cũng vẫn còn hiệu lực. Vậy nên áp dụng phiên bản nào? Nên xin cấp chứng nhận cho tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản 2005 hay phiên bản 2018? Đáp án sẽ được tư vấn ISO 22000 giải đáp chi tiết thông qua thời gian chuyển đổi của hai phiên bản này.

Theo đó tiêu chuẩn ISO 22000 2018 đã chính thức có hiệu lực từ ngày ngày 19 tháng 6 năm 2018. Tuy nhiên các tổ chức, doanh nghiệp sẽ có thời hạn 3 năm để tiến hành chuyển đổi từ phiên bản 2005 sang phiên bản 2018. Cụ thể như sau:

  • Các đơn vị áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005 trước thời hạn 19/06/2018 thì giấy chứng nhận vẫn sẽ có hiệu lực theo đúng thời gian ghi trên giấy. Trong thời hạn này nếu đơn vị muốn chuyển đổi sang phiên bản mới thì có thể tiến hành đăng ký.
  • Trong thời hạn 3 năm cho đến hết ngày 18/06/2021, các tổ chức áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 vẫn có thể lựa chọn giữa một trong hai phiên bản để xin cấp chứng nhận. Tuy nhiên giấy chứng nhận được các sẽ chỉ có hiệu lực tối đa cho đến hết ngày 18/06/2021.
  • Sau thời điểm 19/06/2021, các đơn vị đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 bắt buộc phải chuyển đổi để thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Tính từ thời điểm này trở đi chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2005 sẽ hết hiệu lực.
Tìm hiểu thêm:  Chi tiết so sánh ISO 9001 và ISO 22000

Tư vấn về nội dung và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000

Bên cạnh những thông tin cơ bản và thời hạn chuyển đổi thì dịch vụ tư vấn ISO 22000 còn hỗ trợ cung cấp các thông tin về nội dung, yêu cầu và giải đáp thắc mắc liên quan. Cụ thể tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng dựa trên cấu trúc cấp cao HLS – High Level Structure.

Đây là cấu trúc được áp dụng cho tất cả tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng mà Tổ chức ISO ban hành. Việc áp dụng cùng một cấu trúc cho nhiều tiêu chuẩn cho phép các tổ chức, doanh nghiệp có thể tích hợp chúng với nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Theo đỏ nội dung cơ bản của tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm 10 phần tương ứng như sau:

  • Điều khoản 1 – Phạm vi áp dụng;
  • Điều khoản 2 – Tài liệu viện dẫn;
  • Điều khoản 3 – Thuật ngữ và định nghĩa;
  • Điều khoản 4 – Bối cảnh của tổ chức;
  • Điều khoản 5 – Lãnh đạo;
  • Điều khoản 6 – Hoạch định;
  • Điều khoản 7 – Hỗ trợ;
  • Điều khoản 8 – Thực hiện;
  • Điều khoản 9 – Đánh giá kết quả hoạt động;
  • Điều khoản 10 – Cải tiến.

Đồng thời nội dung của tiêu chuẩn bị ISO 22000 được thực hiện dựa theo cấu trúc PDCA. Chu trình PDCA là phương pháp cho phép đưa ra kế hoạch cụ thể, thực hiện những gì theo kế hoạch, tiến hành kiểm tra và và áp dụng hành động cải tiến. Chu trình này được thực hiện tuần hoàn nhằm cải tiến toàn bộ kết quả hoạt động của Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000.

Tư vấn thông tin tác nghiệp

Quá trình xây dựng và triển khai Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 cần phải được thực hiện với tiêu chí quan trọng là trao đổi thông tin tác nghiệp. Dịch vụ tư vấn ISO 22000 cũng sẽ thông tin chi tiết về nội dung của quá trình trao đổi thông tin này.

Tìm hiểu thêm:  Hoạch định theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 2005

Theo đó tổ chức áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ tiến hành trao đổi thông tin với người cung ứng và khách hàng để có thể nhận biết, xác định được tất cả mối nguy liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm trong từng bước xuyên suốt của chuỗi thực phẩm. 

Thông qua đó các tổ chức có thể kiểm soát được mối nguy hiệu quả hơn. Nguồn thông tin được cung cấp, trao đổi bao gồm thông tin từ bên ngoài và thông tin nội bộ. Thông tin từ bên ngoài có thể đến từ nhà cung ứng, nhà thầu, người tiêu dùng, khách hàng, các cơ quan pháp luật… 

Ngược lại nguồn thông tin nội bộ đa dạng hơn nhiều. Tổ chức triển khai theo tiêu chuẩn ISO 22000 cần đảm bảo đội ngũ thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được thông báo kịp thời về những thay đổi như như sản phẩm mới, nguyên liệu thô, dịch vụ, thiết bị sản xuất, môi trường xung quanh, chương trình vệ sinh…

Tư vấn quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000

Điều mà tất cả tổ chức đều quan tâm là quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 được tiến hành như thế nào. Đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn ISO 22000 rễ giải đáp thông tin về những bước cơ bản trong quy trình. Theo đó quy trình cấp chứng nhận bao gồm các bước:

  • Lựa chọn đơn vị chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 là tổ chức có giấy chỉ định từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho lĩnh vực chứng nhận.
  • Tiến hành trao đổi thông tin với tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000. Trong đó bao gồm các thông tin liên quan đến quy trình chứng nhận, yêu cầu khi chứng nhận, tiêu chuẩn ứng dụng, chi phí chứng nhận dự tính, chương trình kế hoạch chứng nhận… Hai bên sẽ trao đổi và thống nhất thông tin trước khi tiến hành ký kết hợp đồng chứng nhận.
  • Đánh giá sơ bộ hồ sơ chứng nhận ISO 22000 với các tài liệu bao gồm đơn đăng ký chứng nhận, kế hoạch triển khai tiêu chuẩn ISO 22000, tài liệu hồ sơ liên quan đến quá trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000. Quá trình này được tiến hành bởi các chuyên gia nhằm chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng trong hồ sơ để doanh nghiệp có thể chấn chỉnh kịp thời.
  • Đánh giá chính thức tài liệu với các tài liệu đã tư vấn ISO 22000.
  • Đánh giá thực địa và thẩm xét sự phù hợp của hồ sơ đơn vị đã nộp với thực tế.
  • Nếu tổ chức đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ được cấp chứng nhận với thời hạn ba năm.

Quý vị muốn biết thêm thông tin liên quan đến tiêu chuẩn ISO 22000 có thể liên hệ tới Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua online 0908 060060 để được giải đáp miễn phí nhé!

Bài viết liên quan