Giải đáp tất tần tật về cơ quan chứng nhận hợp quy

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Giải đáp tất tần tật về cơ quan chứng nhận hợp quy

Cơ quan chứng nhận hợp quy là đơn vị hỗ trợ các cá nhân, có nhu cầu chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa của mình trước khi đưa ra thị thị trường. Cơ quan nào được phép chứng nhận hợp quy? Quy trình cụ thể ra sao?

>>> XEM THÊM

♦  Công bố hợp quy tiếng Anh là gì và yêu cầu về hồ sơ.

♦  Giống và khác nhau giữa công bố hợp chuẩn hợp quy

Cơ quan chứng nhận hợp quy

Cơ quan chứng nhận hợp quy

Đối tượng phải chứng nhận hợp quy là gì?

Trước khi tìm hiểu về đơn vị chứng nhận hợp quy  thì phải xác định sản phẩm, hàng hóa liệu có nằm trong danh mục phải chứng nhận hợp quy hay không. Chứng nhận hợp quy được hiểu là hành động đánh giá và xác nhận về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. 

Giấy chứng nhận hợp quy là hình thức chứng nhận thể hiện sản phẩm, hàng hóa đã đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi đưa ra lưu thông ngoài thị trường. Quy chuẩn được dùng để chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa là quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp nhà nước.

Đối tượng công bố hợp quy bao gồm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.

Thực tế không hề có danh sách các sản phẩm, quả bắt buộc phải công bố hợp quy. Danh mục được sử dụng để làm cơ sở xác nhận hàng hóa có phải công bố hợp quy hay không là danh mục các sản phẩm có nguy cơ gây mất an toàn do các bộ quản lý ngành chịu trách nhiệm. Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu có thể tra cứu để kiểm tra sản phẩm của mình có phải công bố hợp quy không.

Yêu cầu với cơ quan chứng nhận hợp quy

Không phải công ty chứng nhận hợp quy nào cũng có thể cấp giấy chứng nhận hợp quy cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Chứng nhận hợp quy được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa của mình với tổ chức chứng nhận sự phù hợp.

Tổ chức chứng nhận sự phù hợp còn được gọi là bên thứ 3. Toàn bộ quá trình chứng nhận hợp quy bao gồm đánh giá sự phù hợp, lấy mẫu, lên báo cáo đều do bên thứ 3 thực hiện. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng nhận hợp quy sẽ thỏa thuận chi tiết với bên thứ 3. 

Tìm hiểu thêm:  Tra cứu danh mục công bố hợp quy quản lý bởi Bộ NN-PTNT

Yêu cầu về tổ chức chứng nhận sự phù hợp được quy định trong điều 3, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện hoạt động chứng nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật là tổ chức đã thực hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận theo quy định tại thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ban hành ngày 8 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự và thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp.

Ngoài ra quy định về tổ chức chứng nhận hợp quy còn được chú thích rõ tại thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ sửa đổi bổ sung một số quy định của thông tư số 08 ở trên.

Cơ quan chứng nhận hợp quy thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy trình phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật phải là tổ chức chứng nhận đã đăng ký theo quy định tại khoản 3, điều 3, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện hoạt động chấp nhận hợp quy. Những cơ quan như vậy mới được tiến hành chứng nhận hợp quy cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Quy trình chứng nhận hợp quy như thế nào?

Làm chứng nhận hợp quy ở đâu ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động tiếp theo. Toàn bộ quy trình chứng nhận hợp quy là thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa của mình với tổ chức đánh giá sự phù hợp.

Tổ chức đánh giá sự phù hợp sẽ căn cứ theo đặc điểm và chủng loại của sản phẩm, hàng hóa cụ thể để lựa chọn phương thức đánh giá sự phù hợp. Thông qua đó mới có thể xác định quy trình đánh giá thích hợp nhất. không chỉ tổ chức đánh giá sự phù hợp mà cả tổ chức thực nghiệm cũng phải lựa chọn đáp ứng được tiêu chuẩn pháp luật.

Khoản 5, điều 4, thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định rõ, tổ chức thử nghiệm thực hiện hoạt động thử nghiệm chất lượng cho sản phẩm, hàng hóa phải là tổ chức đã thực hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định tại thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và thông tư số 10/2011/TT-BKHCN. Về cơ bản, quy trình chứng nhận hợp quy sẽ được tiến hành như sau:

  • Cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra lưu thông ngoài thị trường cần nộp hồ sơ đăng ký tới tổ chức chứng nhận hợp quy.
  • Tổ chức chứng nhận hợp quy sẽ xem xét và xác định tính đầy đủ, sự phù hợp của hồ sơ đăng ký.
  • Tổ chức chứng nhận hợp quy sẽ đánh giá ban đầu về các điều kiện chứng nhận tại cơ sở trong trường hợp cá nhân, tổ chức đăng ký có yêu cầu.
  • Thỏa thuận chi tiết về dịch vụ cấp chứng nhận hợp quy và ký kết hợp đồng.
  • Đánh giá sự phù hợp cho sản phẩm, hàng hóa đã đăng ký theo phương thức thích hợp. Quá trình được thực hiện bao gồm đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của đơn vị và lấy mẫu thử nghiệm, đánh giá mẫu điển hình để đưa ra kết luận.
  • Lên báo cáo về quá trình đánh giá sự phù hợp.
  • Dựa trên báo cáo và kết luận có được để cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa đã đăng ký chứng nhận.
  • Giám sát sau chứng nhận định kỳ 9-12 tháng tùy thuộc vào hàng hóa, sản phẩm cụ thể.
Tìm hiểu thêm:  Quy trình đánh giá chứng nhận công bố hợp quy theo phương thức 1

Chi phí chứng nhận công bố hợp quy

Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa sẽ phải nộp một khoản phí dịch vụ nhất định. Khoản phí này tương ứng với hai dịch vụ là cấp giấy chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. 

Dịch vụ cấp giấy chứng nhận hợp quy được tiến hành thông qua thỏa thuận với cơ quan chứng nhận hợp quy. Vì vậy chi phí cũng dễ được thỏa thuận giữa tổ chức chứng nhận sự phù hợp và cá nhân, đơn vị có nhu cầu chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa. Mức chi phí chứng nhận hợp quy không cố định.

Nguyên nhân là bởi các loại hàng hóa, sản phẩm có chủng loại khác nhau, số lượng khác nhau, quy mô trong quá trình thử nghiệm khác nhau thì chi phí chứng nhận cũng sẽ khác nhau. Bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ sẽ thỏa thuận để có thống nhất chung về chi phí trước khi ký kết hợp đồng.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận hợp quy, sản phẩm, hàng hóa phải công bố hợp quy trên các phương tiện thông tin để khách hàng nắm bắt. lệ phí với hoạt động công bố hợp quy được quy định rõ tại điều 4, thông tư 183/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó mức lệ phí cấp thông báo tiếp nhận công bố hợp quy là 150.000 đồng/ một loại hàng hóa, sản phẩm.

Thời hạn của chứng nhận hợp quy

Giấy chứng nhận hợp quy và dấu hợp quy sau khi được cấp bởi cơ quan chứng nhận hợp quy theo đúng quy định sẽ có thời hạn sử dụng trong vòng 3 năm. Trong thời gian ba năm cơ quan chứng nhận ở quy sẽ tiến hành giám sát sau chứng nhận để đảm bảo sự phù hợp vẫn được duy trì.

Trong trường hợp sự phù hợp không được duy trì thì chứng nhận có thể sẽ bị rút lại. Nếu sau khi hết thời hạn 3 năm, cá nhân tổ chức vẫn muốn tiếp tục sử dụng giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa đó thì sẽ phải xin cấp lại bằng cách đánh giá sự phù hợp lại.

Mọi thắc mắc xin liên hệ ngay qua hotline 0908 060 060 hoặc truy cập website https://isoquocte.com/ để nhận hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Bài viết liên quan