Khi nào cần công bố hợp quy? Công bố hợp quy là một trong những yêu cầu cơ bản trước khi sản phẩm, hàng hóa lưu thông ngoài thị trường. Đối tượng nào phải công bố hợp quy? Thời gian công bố hợp quy bao lâu? Hãy cùng giải đáp mọi thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm
♦ Khái quát nội dung Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn hợp quy
♦ Quy trình xin cấp Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy
Công bố hợp quy là gì? Đối tượng phải công bố hợp quy
Khái niệm công bố hợp quy được quy định rõ trong Thông tư 28/2012/TT-BKHCN: “Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng“.
Các sản phẩm phải được chứng nhận hợp quy trước khi công bố hợp quy. Chứng nhận hợp quy là việc đánh giá, xác nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Hành động chứng nhận hợp quy được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức có nhu cầu với tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ.
Quy định về tổ chức chứng nhận hợp quy có tại khoản 3, 4 và 5, điều 3, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng phải công bố hợp quy. Khi nào cần công bố hợp quy? Công bố hợp quy áp dụng với các đối tượng được quy định tại khoản 1, điều 12, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
Cụ thể, đối tượng của công bố hợp quy bao gồm hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Những đối tượng này yêu cầu hoạt động công bố hợp quy là bắt buộc.
Có nhất thiết phải công bố hợp quy
Tại sao phải công bố hợp quy? Công bố hợp quy là yêu cầu bắt buộc với những đối tượng phải công bố hợp quy theo đúng quy định pháp luật. Những đối tượng này bắt buộc phải công bố hợp quy để khẳng định chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi lưu thông ngoài thị trường.
Công bố hợp quy đem đến lợi ích thiết thực cho cả ba bên là người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cơ quan quản lý nhà nước.
- Người tiêu dùng có thể yên tâm hơn về xuất xứ, nguồn gốc cũng như sản phẩm của chất lượng. Những sản phẩm công bố hợp quy là những sản phẩm đạt chuẩn theo đúng quy định nên sẽ an toàn với sức khỏe người sử dụng.
- Các doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị kinh doanh có thể thông qua công bố hợp quy để tăng thêm sự tin cậy của khách hàng, đối tác kinh doanh. Đây đồng thời cũng là cơ hội để tổ chức tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường cũng như mở rộng đến thị trường quốc tế. Số lượng sản phẩm hỏng, sản phẩm bị thu hồi cũng sẽ giảm bớt giúp tăng lợi nhuận.
- Công bố hợp quy giúp các cơ quan nhà nước quản lý dễ dàng sản phẩm đang lưu thông ngoài thị trường để có biện pháp xử lý phù hợp. Từ đó nâng cao an toàn sức khỏe cộng đồng, kinh tế bền vững.
Khi nào cần công bố hợp quy?
Các đối tượng nằm trong danh mục phải công bố hợp quy bắt buộc phải tiến hành công bố hợp quy trước khi đưa ra thị trường. Như vậy sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Sản phẩm hàng hóa mới chưa đưa ra thị trường
Khi nào cần công bố hợp quy với sản phẩm, hàng hóa mới chưa đưa ra thị trường? Các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn được các bộ ngành Quy định cụ thể tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bắt buộc phải áp dụng. Đối với những đối tượng này thì cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất phải tiến hành công bố hợp quy trước khi đưa ra lưu thông ngoài thị trường.
Trường hợp 2: Sản phẩm hàng hóa đã lưu thông ngoài thị trường
Các sản phẩm, hàng hóa đã lưu thông ngoài thị trường và đã công bố hợp quy trước đó cũng phải tiến hành hoạt động này trong trường hợp công bố hợp quy hết hạn. Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy được cấp bởi cơ quan chuyên ngành có giá trị theo giấy chứng nhận hợp quy cấp bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định.
Giấy thông báo này cũng có thể có giá trị 3 năm tính từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp quy trong trường hợp cá nhân tổ chức tự đánh giá hợp quy. Sau khi hết thời hạn của thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy mà cá nhân, tổ chức vẫn muốn tiếp tục sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thì phải tiến hành chứng nhận và công bố hợp quy lại.
Thời gian xử lý hồ sơ công bố hợp quy
Hồ sơ công bố hợp quy được chuẩn bị theo hai trường hợp tương ứng với kết quả chứng nhận hợp quy là cá nhân, tổ chức đã thực hiện trước đó. Đó là kết quả chứng nhận hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định tiến hành hoặc kết quả chứng nhận hợp quy tự đánh giá sự phù hợp của cá nhân, tổ chức công bố hợp quy.
Tương ứng với từng trường hợp hồ sơ công bố hợp quy sẽ được chuẩn bị khác nhau. Cá nhân, tổ chức lập hồ sơ thành hai bộ. một bộ lưu trữ tại tổ chức và một bộ gửi đến cơ quan chuyên ngành để thẩm duyệt. Công bố hợp quy mất bao lâu tùy thuộc vào tính hợp lệ của hồ sơ. Cụ thể:
Hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ
Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan chuyên ngành sẽ ban hành thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy trong thời gian 5 ngày làm việc tính từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy.
Hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng chưa hợp lệ
trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ thì trong 5 ngày làm việc cơ quan chuyên ngành sẽ thông báo bằng văn bản đến cá nhân, tổ chức về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
Hồ sơ công bố hợp quy chưa đầy đủ
Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định tại điều 14, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN thì cơ quan chuyên ngành sẽ thông báo bằng văn bản đề nghị trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy để cá nhân, tổ chức tiến hành bổ sung giấy tờ theo quy định.
Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi văn bản đề nghị bổ sung hồ sơ được gửi đi mà cá nhân, tổ chức vẫn chưa bổ sung đầy đủ thì cơ quan chuyên ngành có quyền hủy bỏ xử lý với hồ sơ này.
Quy định với cá nhân tổ chức công bố hợp quy
Cá nhân, tổ chức công bố hợp quy có trách nhiệm đối với quá trình công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa của mình dù là công bố hợp quy sau thông quan hay sản phẩm trong nước. Quy định cụ thể có tại điều 16, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN sơ lược như sau:
- Trách nhiệm phải thông báo trên các phương tiện thông tin thích hợp về việc công bố hợp quy để đảm bảo người dùng hàng hóa, sản phẩm đều có thể tiếp cận;
- Trách nhiệm duy trì liên tục về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa đã công bố hợp quy;
- Trách nhiệm kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ với sản phẩm đã công bố hợp quy;
- Trách nhiệm lập và lưu hội trữ hồ sơ công bố hợp quy phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước;
- Trách nhiệm sử dụng dấu hợp quy quy định;
- Trách nhiệm cung cấp tài liệu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trách nhiệm công bố hợp với lại trong trường hợp thay đổi nội dung liên quan đến sản phẩm, hàng hóa đã công bố hợp quy.
Hãy liên hệ Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế qua hotline 0908 060 060 để nhận tư vấn miễn phí, dịch vụ chất lượng nhé!