Giống và khác nhau giữa công bố hợp chuẩn hợp quy

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Giống và khác nhau giữa công bố hợp chuẩn hợp quy

Công bố hợp chuẩn hợp quy yêu cầu cơ bản đối với nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nay. Công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy thường bị nhầm lẫn với nhau do có nhiều điểm chung. Điểm giống và khác nhau là gì? Hãy cùng phân biệt chi tiết qua bài viết nhé!

>>> XEM THÊM

♦  Tra cứu danh mục công bố hợp quy quản lý bởi Bộ NN-PTNT

♦  Quy định trong sử dụng dấu công bố hợp quy

Công bố hợp chuẩn hợp quy

Công bố hợp chuẩn hợp quy

Yêu cầu cấp thiết của công bố hợp chuẩn hợp quy

Nền kinh tế hiện nay có tính cạnh tranh cao khi mỗi ngày đều có hàng trăm hàng nghìn sản phẩm được tung ra thị trường. Mỗi sản phẩm đều có ưu thế riêng, đặc tính riêng để thu hút khách hàng. Tuy nhiên nếu chỉ như vậy thôi thì vẫn chưa đủ. Người tiêu dùng yêu cầu cao hơn nữa về mặt chất lượng.

Công bố hợp chuẩn hợp quy là phương thức để cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khẳng định chất lượng cho sản phẩm của mình. Sản phẩm khi đáp ứng được các chỉ tiêu về chất lượng hoặc tiêu chuẩn nào đó liên quan thì có thể đăng ký chứng nhận hợp chuẩn hợp quy.

Cuối cùng doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm để công bố rộng rãi với khách hàng. Đây chính là cách để nhà sản xuất khẳng định chất lượng, tạo niềm tin với khách hàng của mình đồng thời góp phần nâng cao uy tín để mở rộng thị trường trong tương lai. Tất cả đã cho thấy tầm quan trọng của công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy giữa nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay.

Điểm giống nhau giữa công bố hợp chuẩn hợp quy

Quy định về công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy nêu được thông tin rõ ràng trong thông tư 28/2012/TT-BKHCN được ban hành vào ngày 12/12/2012 và chính thức có hiệu lực vào ngày 27/01/2013. Thông tư này được ban hành để thay thế quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ban hành ngày 28/09/2007 của Bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy.

Điểm giống nhau giữa công bố hợp chuẩn với công bố hợp quy nằm ở tiêu chí đối tượng áp dụng, khái niệm và các phương thức đánh giá sự phù hợp. Trong đó tiêu chí khái niệm có điểm giống và điểm khác nhau. Cụ thể như sau:

Khái niệm

Công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy đều là việc mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tự công bố hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, quá trình hoặc môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. 

Tìm hiểu thêm:  Điều kiện cấp chứng nhận hợp quy thép pomina

Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng đều là tổ chức, cá nhân và các cơ quan quản lý có liên quan đến hoạt động Đánh giá tính phù hợp và công bố hợp chuẩn hợp quy.

Các phương thức đánh giá sự phù hợp

công bố hợp quy và công bố hợp chuẩn đều được đánh giá phù hợp thông qua một trong những phương thức dưới đây:

  • Thử nghiệm mẫu điển hình;
  • Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất đồng thời giám sát qua thử nghiệm mẫu lấy được trên thị trường;
  • Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, quá trình giám sát được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất đồng thời kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, quá trình giám sát thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với việc đánh giá quá trình sản xuất;
  • Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, quá trình giám sát được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc ở trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
  • Thử nghiệm và đánh giá lô hàng hóa, sản phẩm;
  • Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ lô hàng hóa, sản phẩm.

Toàn bộ nội dung, trình tự cũng như nguyên tắc sử dụng từng phương pháp đánh giá sự phù hợp đã được quy định rõ tại phụ lục II, thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Phương thức đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn được áp dụng cho từng loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể do tổ chức, cá nhân lựa chọn.

Phương thức đánh giá được lựa chọn phải đảm bảo tính thích hợp với đối tượng được đánh giá để tăng tính tin cậy cho kết quả đánh giá. Đồng thời phương thức đánh giá sự phù hợp cần được ghi rõ trên giấy chứng nhận. Đặc biệt là với chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng với công bố hợp quy.

Phân biệt giữa công bố hợp quy và công bố hợp chuẩn

Công bố hợp chuẩn hợp quy có sức khác biệt nhất định được thể hiện thông qua bốn yếu tố cơ bản. Đó là khái niệm, tính tự nguyện, căn cứ cấp chứng nhận và đối tượng đánh giá. Sự khác biệt được thể hiện chi tiết như sau:

Tiêu chíCông bố hợp quyCông bố hợp chuẩn
Khái niệmCông bố hợp quy là việc mà cá nhân, tổ chức công bố đối tượng hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 

Khái niệm cụ thể quy định tại khoản 9, điều 3, Luật tiêu chuẩn và kỹ thuật 2006 và khoản 2, điều 3, chương 1, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN

Công bố hợp chuẩn là việc cá nhân, tổ chức tự công bố đối tượng trong hoạt động thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

Khái niệm cụ thể được quy định tại khoản 8, điều 3, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2016 và và khoản 1, điều 3, chương 1, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN

Tính tự nguyệnCông bố hợp quy lại hoạt động mang tính chất bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hóa hoặc đối tượng khác nằm trong danh mục sản phẩm có khả năng mất an toàn thuộc sự quản lý của các Bộ ban ngành.

Quy định cụ thể được ghi chú tại điều 12, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

Công bố hợp chuẩn là hoạt động mang tính chất tự nguyện của các cá nhân, doanh nghiệp, không mang yếu tố bắt buộc.

Quy định cụ thể được ghi chú rõ tại điều 7, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

Căn cứ cấp chứng nhậnCác sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn đã được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do bộ quản lý ngành lĩnh vực tương ứng ban hành hoặc mặc đã quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương ban hành.Các sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn hoặc kết quả tự đánh giá sự phù hợp do chính cá nhân, tổ chức đánh giá công bố hợp chuẩn.
Đối tượng đánh giáSản phẩm có khả năng gây mất an toàn trong quá trình vận chuyển, bảo quản hoặc sử dụng.Sản phẩm không có khả năng gây mất an toàn trong quá trình vận chuyển, bảo quản hoặc sử dụng.

Ngoài ra chứng nhận hợp chuẩn hợp quy còn có một số tiêu chí khác nhau liên quan đến trình tự công bố, hồ sơ đăng ký và quá trình xử lý hồ sơ. Hiểu một cách đơn giản thì chứng nhận hợp chuẩn mang tính chất tự đánh giá chất lượng cho sản phẩm để tạo tạo niềm tin cho khách hàng.

Chứng nhận hợp quy là gì? Chứng nhận hợp quy yêu cầu cao hơn khi đòi hỏi bài sản phẩm, hàng hóa hoặc các đối tượng trong danh mục phải công bố hợp quy đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia do các bộ quản lý ngành lĩnh vực ban hành. Dấu chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy cũng khác nhau về mặt hình thức.

Quý vị vẫn còn nhiều thắc mắc cần được giải đáp? Quý vị muốn tìm kiếm một đơn vị chị hỗ trợ dịch vụ cấp chứng nhận uy tín?

Hãy liên hệ tới Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế qua hotline 0908 060 060 để được giải đáp chi tiết hơn nhé!

Tìm hiểu thêm:  Chứng Nhận Hợp Quy Là Gì? Danh Mục Sản Phẩm Cần Công Bố Hợp Quy

Bài viết liên quan