Tra cứu danh mục công bố hợp quy quản lý bởi Bộ NN-PTNT

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Tra cứu danh mục công bố hợp quy quản lý bởi Bộ NN-PTNT

Danh mục công bố hợp quy là cơ sở để các cá nhân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tra cứu kiểm tra xem sản phẩm hàng hóa có phải công bố hợp quy hay không. Vậy danh mục chịu sự quản lý bởi bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm những sản phẩm, hàng hóa nào?

>>> XEM THÊM

♦  Quy định trong sử dụng dấu công bố hợp quy

♦  Danh mục các sản phẩm bắt buộc công bố hợp quy thuộc BGTVT

Danh mục công bố hợp quy

Danh mục công bố hợp quy

Yêu cầu công bố hợp quy

Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ghi chú rõ về khái niệm công bố hợp quy. Theo đó công bố hợp quy được hiểu là việc mà cá nhân, tổ chức tự mình công bố đối tượng hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo phù hợp và đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Hiểu một cách đơn giản có nghĩa là hàng hóa, sản phẩm nằm trong danh mục công bố hợp quy hay còn gọi là danh mục những sản phẩm có khả năng gây mất an toàn trước khi tung ra thị trường sẽ phải công bố chất lượng. Nhiệm vụ này sẽ do doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình. 

Đây là hình thức bắt buộc mà doanh nghiệp phải tiến hành với cơ quan chức năng có thẩm quyền để đảm bảo chất lượng và sự an toàn với người tiêu dùng. Trái ngược với đó là công bố hợp chuẩn. Công bố hợp chuẩn cũng hướng đến đối tượng là sản phẩm, hàng hóa. Tuy nhiên các đơn vị, doanh nghiệp sẽ tự nguyện công bố chất lượng thay vì bắt buộc công bố như như công bố hợp quy.

Tra cứu danh mục công bố hợp quy quản lý bởi BNNPTNT

Thực tế hiện nay không có bất cứ văn bản pháp lý nào quy định rõ về các sản phẩm hoặc hàm và bắt buộc phải công bố hợp quy. Danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy hiện nay thực tế là danh mục quy định về những hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng.

Những sản phẩm đó yêu cầu phải công bố chất lượng trước khi được đưa ra thị trường. Vì vậy đây cũng có thể coi là danh mục công bố hợp quy. Hiện có tổng cộng 7 danh mục như vậy tương ứng với 7 Bộ, ban ngành chịu trách nhiệm quản lý. 

Danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thu thẩm quyền của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nằm trong Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT ban hành ngày 29/10/2018. Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 và thay thế cho thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT. Chi tiết danh mục như sau:

  • Giống cây trồng gồm Giống lúa và Giống ngô;
  • Giống vật nuôi;
  • Các loại vật nuôi nằm trong danh mục hàng hóa phải công bố hợp chuẩn hợp quy bao gồm ngựa, bò, trâu, lợn, dê, cừu, gà, vịt, ngan, thỏ, đà điểu, ong, tằm. Ngoài ra còn có tinh bò sữa và bò thịt.
  • Giống thủy sản;
  • Thuốc thú y và nguyên liệu thuốc thú y;
  • Thức ăn chăn nuôi bao gồm: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho gà, lợn, chim cút, vịt, ngan hoặc thức ăn tinh hỗn hợp dành cho bò thịt, bê; Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho các loại động vật cảnh như chó, chim, mèo…; Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đơn cho các loại gia cầm, gia súc; Thức ăn bổ sung hoặc phụ gia thức ăn cho gia cầm, gia súc; Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
  • Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật và thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm;
  • Phân bón;
  • Muối công nghiệp;
  • Keo dán gỗ.
Tìm hiểu thêm:  Quy trình và phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy sơn Jotun

Nguyên tắc công bố hợp quy

Danh mục công bố hợp quy với các sản phẩm, hàng hóa chịu trách nhiệm quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ sở để cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tra cứu. Đây là những đối tượng công bố hợp quy được quy định theo quy chuẩn quốc gia do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.

Nguyên tắc đầu tiên trong công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh những sản phẩm, hàng hóa nằm trong danh mục. Quá trình công bố tính phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng theo một trong hai trường hợp dưới đây:

  • Kết quả chứng nhận hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và được tổ chức chứng nhận chỉ định thực hiện;
  • Kết quả tự đánh giá tính phù hợp của cá nhân, tổ chức công bố hợp quy. Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp quy phải được tiến hành tại tổ chức thử nghiệm đã được đăng ký.

Trong trường hợp hàng hóa, sản phẩm chịu sự quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thi cá nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký bản công bố hợp quy tại những cơ quan chuyên ngành tương ứng. Trong trường hợp đó dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi hàng hóa, sản phẩm đã thực hiện đầy đủ những biện pháp quản lý theo đúng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy

Các sản phẩm, hàng hóa nằm trong danh mục công bố hợp quy đều phải tiến hành công bố hợp quy trước khi đưa ra thị trường. Để thực hiện được điều đó thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định. Hồ sơ bao gồm:

Tìm hiểu thêm:  Cấp Chứng Nhận Hợp Quy - Hợp Chuẩn

Trường hợp công bố hợp quy trên cơ sở kết quả chứng nhận từ bên thứ 3

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu số 2 CBHC/HQ được quy định tại phụ lục III thông tư 28/2012/TT-BKHCN;
  • Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về quá trình sản xuất kinh doanh của cá nhân, tổ chức công bố hợp quy. Trong đó bao gồm giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy đăng ký hộ kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác theo đúng quy định của pháp luật;
  • Bản sao y bản chính giấy chứng nhận sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận đã được chỉ định cấp kèm với mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận đã được chỉ định cấp cho cá nhân, tổ chức đăng ký công bố hợp quy.

Trường hợp công bố hợp quy dựa theo kết quả tự đánh giá

Trong trường hợp công bố hợp quy dựa theo sách bản tự đánh giá của chính cá nhân, tổ chức đăng ký công bố hợp quy thì hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu số 2 CBHC/HQ được quy định tại phụ lục III thông tư 28/2012/TT-BKHCN;
  • Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về quá trình sản xuất kinh doanh của cá nhân, tổ chức công bố hợp quy. Trong đó bao gồm giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy đăng ký hộ kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác theo đúng quy định của pháp luật;
  • Trong trường hợp cá nhân, tổ chức công bố hợp quy chưa được cấp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ý từ tổ chức chứng nhận đã đăng ký thì hồ sơ phải chuẩn bị thêm quy trình sản xuất, kế hoạch giám sát hệ thống quản lý và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại phụ lục III, thông tư 28;
  • Trong trường hợp cá nhân, tổ chức công bố hợp quy đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký thì hồ sơ cần chuẩn bị bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hệ thống quản lý vẫn còn hiệu lực;
  • Bản sao phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký;
  • Bản sao đánh giá hợp quy và mẫu dấu hợp quy;
  • Các tài liệu khác có liên quan.

Mọi thắc mắc Quý vị có thể liên hệ Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế qua hotline 0908 060 060 để được giải đáp chi tiết, chính xác nhé!

Bài viết liên quan