Quy định trong sử dụng dấu công bố hợp quy

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Quy định trong sử dụng dấu công bố hợp quy

Dấu công bố hợp quy là một trong những yêu cầu cơ bản đối với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang có nhu cầu công bố hợp quy. Quy định sử dụng dấu công bố hợp quy như thế nào? Có nhất thiết phải sử dụng hay không?

>> XEM THÊM

♦  Danh mục các sản phẩm bắt buộc công bố hợp quy thuộc BGTVT

♦  Tổng hợp các sản phẩm bắt buộc công bố hợp quy

Công bố hợp quy sản phẩm là gì?

Định nghĩa công bố hợp quy được quy định rõ trong khoản 9, điều 3 của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Cụ thể công bố hợp quy hay công bố chất lượng sản phẩm là việc tổ chức, đơn vị, cá nhân tự công bố sản phẩm. Đối tượng được công bố sử dụng trong lĩnh vực quy trình kỹ thuật phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Các sản phẩm nằm trong danh mục được quy định bắt buộc phải công bố hợp quy như điều kiện không thể thiếu trước khi đơn vị, doanh nghiệp đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường để tiêu thụ. Ngược lại nếu công bố hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa thì đây là hoạt động tự nguyện của doanh nghiệp.

Việc công bố hàng hóa, sản phẩm hợp quy sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn và thân thiện với môi trường trước khi đem đến cho người tiêu dùng. Công bố hợp quy sản phẩm là phương thức tạo niềm tin cho khách hàng, nâng cao uy tín và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong phân khúc tương ứng trên thị trường.

Dấu công bố hợp quy là gì?

Dấu công bố hợp quy

Dấu công bố hợp quy

Dấu công bố hợp quy hay dấu hợp quy có khái niệm được quy định tại khoản 2, điều 4, thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Trong đó có quy định về dấu hợp quy và dấu hợp chuẩn cũng như thông tin liên quan về phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ ban hành. Cụ thể:

  • Dấu hợp quy có hình dạng là hình chữ Q cách điệu được mô tả chi tiết trong phụ lục I, thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Tại đây Chú thích rõ về hình dạng, kích thước ốc có cơ bản của dấu hợp quy;
  • Dấu hợp quy được tạo ra để sử dụng trực tiếp lên trên hàng hóa, sản phẩm hoặc trên bao bì, trên nhãn gắn của hàng hóa, sản phẩm hoặc bên trong tài liệu kỹ thuật ở vị trí dễ đọc, dễ thấy;
  • Dấu hợp quy được tạo ra phải đảm bảo không dễ tẩy xóa, không thể bóc ra rồi gắn lại;
  • Dấu hợp quy có thể thu nhỏ hoặc phóng to nhưng phải đảm bảo đúng theo tỉ lệ và kích thước cơ bản đã được quy định về dấu hợp quy tại phụ lục I của thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Đồng thời dấu hợp quy sử dụng cho phép nhận biết được bằng mắt thường;
  • Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện theo cùng một màu và dễ nhận biết.
Tìm hiểu thêm:  Khác biệt giữa chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn

Nguyên tắc công bố hợp quy

Mọi đối tượng công cụ hợp quy đều phải thực hiện công bố hợp quy theo đúng quy định thông qua doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trước khi tung ra thị trường. Dấu công bố hợp quy là một trong những bước cần sử dụng để công bố hợp quy. Khác với công bố hợp chuẩn, đối tượng nằm trong danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn theo quy định đều bắt buộc phải công bố hợp quy.

Đối tượng công bố hợp quy được quy định tại khoản 1, điều 12, chương 3, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Theo đó, đối tượng công bố hợp quy là hàng hóa, sản phẩm, quá trình, dịch vụ, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc đã được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ban hành.

Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, môi trường, quá trình đã được quy định. Quá trình công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo hai trường hợp dưới đây:

  • Trường hợp 1: Kết quả chứng nhận hợp quy theo đúng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và được tổ chức chứng nhận chỉ định thực hiện;
  • Trường hợp 2: kết quả tự đánh giá phù hợp của tổ chức, đơn vị, cá nhân công bố hợp quy.

Toàn bộ việc thử nghiệm phục vụ cho hoạt động đánh giá hợp quy đều phải được tiến hành tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký. Trong trường hợp hàng hóa, sản phẩm được quản lý thông qua nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì cá nhân, tổ chức phải thực hiện đăng ký bản công bố hợp quy ở các cơ quan chuyên ngành tương ứng. 

Khi đó dấu công bố hợp quy chỉ được sử dụng trong trường hợp hàng hóa, sản phẩm đó đã thực hiện đầy đủ những biện pháp quản lý theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Hoạt động công bố hợp quy cần thực hiện theo đúng trình tự được quy định tại Thông tư 28.

Trình tự công bố hợp quy

Trình tự công bố hợp quy được quy định rõ tại điều 13, thông tư 28. Theo đó các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu công bố hợp quy cần thực hiện theo hai bước dưới đây:

  • Bước 1: Đánh giá sự phù hợp giữa đối tượng công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng – Đánh giá hợp quy

Bước 1 có thể chia thành hai trường Tổng hợp. Trường hợp bột là đánh giá hợp quy thông qua tổ chức chứng nhận được chỉ định hay còn gọi là bên thứ ba hoặc do cá nhân, tổ chức tự mình công bố hợp quy. Việc đánh giá hợp quy sẽ được tiến hành theo phương thức đánh giá sự phù hợp của các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 

Tìm hiểu thêm:  Điều kiện cấp chứng nhận hợp quy thép pomina

Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng kết quả đánh giá tính phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp từ nước ngoài thì tổ chức đánh giá tính phù hợp nước ngoài đó phải được thừa nhận theo quy định pháp luật hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

Trường hợp thứ hai là kết quả đánh giá hợp quy được sử dụng như căn cứ để cá nhân, tổ chức công bố hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.

  • Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy

Bản công bố hợp quy cần được đăng ký tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy

Để sở hữu dấu công bố hợp quy, cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị hồ sơ và nộp đến cơ quan chức năng có thẩm quyền xét duyệt. Hồ sơ được chuẩn bị thành hai bộ. Một bộ sẽ gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan chuyên ngành. Bộ còn lại được lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Hồ sơ được chuẩn bị như sau:

Hồ sơ trong trường hợp công bố hợp quy dựa theo kết quả chứng nhận hợp quy từ bên thứ 3

  • Bản công bố hợp quy;
  • Bản sao y bản chính giấy chứng minh việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tổ chức xin công bố hợp quy;
  • bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được cấp bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định kèm theo mẫu dấu công bố hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định.

Hồ sơ trong trường hợp công bố hợp quy dựa theo kết quả tự đánh giá của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh

  • Bản công bố hợp quy;
  • Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tổ chức thức công bố hợp quy;
  • Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức công bố hợp quy chưa được tổ chức thứ ba cấp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý;
  • Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý vẫn còn hiệu lực được cung cấp bởi tổ chức thứ ba;
  • bản sao y bản chính phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy;
  • Báo cáo đánh giá hợp quy và mẫu dấu hợp quy, các tài liệu liên quan.

Quý vị vẫn còn nhiều thắc mắc liên quan đến dấu công bố hợp quy, hồ sơ và trình tự công bố hợp quy? Hãy liên hệ với văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế qua hotline 0908 060 060 để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Bài viết liên quan