Bốn yếu tố quan trọng trong ISO 22000 2018 bản tiếng Việt

  1. Trang chủ
  2. ISO 22000
  3. Bốn yếu tố quan trọng trong ISO 22000 2018 bản tiếng Việt

ISO 22000 2018 bản tiếng Việt cung cấp những thông tin cơ bản nhất cho các tổ chức muốn triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nội dung quan trọng nhất trong tiêu chuẩn bao gồm trao đổi thông tin tác nghiệp, quản lý hệ thống, các chương trình tiên quyết và hệ thống HACCP.

>>> Xem thêm

♦   Yêu cầu về các chương trình tiên quyết trong ISO 22000:2018

♦   Hoạch định theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 2005

ISO 22000 2018 bản tiếng Việt

ISO 22000 2018 bản tiếng Việt

Khái quát cấu trúc và nội dung của ISO 22000 2018 bản tiếng Việt

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO. Đây là phiên bản thứ hai, đồng thời cũng là phiên bản hiện hành được xuất bản vào ngày 19 tháng 6 năm 2018 để thay thế cho tiêu chuẩn ISO 22000:2005. 

Nội dung ISO 22000:2018 pdf được xây dựng dựa trên cấu trúc cấp cao HLS bao gồm 10 điều khoản. Trong đó 3 điều khoản đầu tiên được đưa ra với mục đích giới thiệu tổng quan về nội dung tiêu chuẩn. Cấu trúc HLS cho phép tích hợp các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý như ISO 14001, ISO 45001, ISO 9001… 

Mục đích là để giúp các doanh nghiệp có thể triển khai cùng lúc nhiều hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO một cách có hiệu quả. Tiêu chuẩn ISO 22000 2018 bản tiếng Việt sử dụng chu trình PDCA bao gồm bốn bước Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động tiến hành liên tục để cải tiến hệ thống ảnh có hiệu quả.

Tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản 2018 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm áp dụng cho tất cả tổ chức thuộc chuỗi thực phẩm. Các tổ chức không phân biệt về quy mô, địa điểm, mức độ phức tạp đáp ứng đủ yêu cầu đều có thể để áp dụng theo tiêu chuẩn này.

Yêu cầu trao đổi thông tin tác nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 version 2018 pdf quy định yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với các tổ chức nằm trong chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn này kết hợp giữa các yếu tố quan trọng đã được thừa nhận nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn sức khỏe người sử dụng cuối cùng.

Trao đổi thông tin tác nghiệp là yêu cầu đầu tiên đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được coi như cam kết chung về vấn đề an toàn thực phẩm. Tổ chức sản xuất, nhà cung cấp, cơ quan luật pháp và chế định sẽ cùng với người tiêu dùng tương tác với nhau, thống nhất để đảm bảo an toàn cho sản phẩm. 

Tìm hiểu thêm:  Yêu cầu quản lý nguồn lực theo tiêu chuẩn TCVN ISO 22000 2007

Quá trình trao đổi thông tin giữa các bên nhằm nhận biết, xác định được mối nguy ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm để tìm ra biện pháp kiểm soát trong từng bước thuộc chuỗi thực phẩm. Trong đó bao gồm:

  • Trao đổi thông tin bên ngoài

Trao đổi thông tin bên ngoài là việc trao đổi giữa tổ chức để đạt được nguồn thông tin từ bên ngoài thông qua nhà cung ứng, nhà thầu, người tiêu dùng, khách hàng, cơ quan luật pháp và chế định, các tổ chức khác có tác động hoặc bị ảnh hưởng từ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. 

  • Trao đổi thông tin nội bộ

Trao đổi thông tin nội bộ là việc trao đổi giữa các thành viên trong cùng tổ chức về những vấn đề có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Mục đích nhằm đảm bảo nguồn thông tin kịp thời tới nhóm an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Tất cả thông tin phải được thiết lập, áp dụng và duy trì một cách có hiệu quả. như vậy nguồn thông tin sẽ được cập nhật kịp thời để phục vụ cho công tác triển khai hệ thống quản lý an toàn chất lượng theo ISO 22000:2018 pdf tiếng Việt.

Yêu cầu về quản lý hệ thống

Yêu cầu về quản lý hệ thống thể hiện thông qua hai yếu tố là sự tham gia, cam kết của ban lãnh đạo và nguồn nhân lực. Lãnh đạo cao nhất của tổ chức phải cam kết về việc xây dựng cũng như triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 tiếng Việt – Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN ISO 22000:2018. Tổ chức phải liên tục cải tiến hệ thống thông qua phương thức:

  • Chứng tỏ các mục tiêu kinh doanh của tổ chức hỗ trợ vấn đề an toàn thực phẩm;
  • Truyền đạt tầm quan trọng của việc thỏa mãn những yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 22000 2018 bản tiếng Việt đến toàn bộ tổ chức;
  • Đáp ứng được các yêu cầu về luật định, chế định và yêu cầu của khách hàng có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm;
  • Thiết lập chính sách an toàn thực phẩm;
  • Thực hiện các xem xét của lãnh đạo;
  • Đảm bảo nguồn lực luôn sẵn có.

Việc quản lý hệ thống an toàn thực phẩm chỉ được thực hiện khi tổ chức tiến hành quản lý được những nguồn lực sẵn có của mình. tổ chức cần phải nâng cao tinh thần để đua sẵn sàng chuẩn bị cũng như cung uống đầy đủ nguồn lực cần thiết để có thể triển khai và quản lý hệ thống. 

Nguồn nhân lực ở đây là nguồn nhân lực đã qua đào tạo, có kiến thức chuyên môn. Đặc biệt là nhóm an toàn thực phẩm phải được chỉ định, phê duyệt bởi lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Thành viên tham gia vào nhóm phải có kiến thức đa ngành, năng lực phù hợp, có kỹ năng, được đào tạo và có kinh nghiệm trong việc xây dựng, triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Tìm hiểu thêm:  Tổng hợp mọi thông tin cần biết về tiêu chuẩn ISO 22000:2005

Các chương trình tiên quyết

Các chương trình tiên quyết trong ISO 22000 2018 bản tiếng Việt đóng vai trò hỗ trợ để đảm bảo môi trường vệ sinh trong suốt chuỗi thực phẩm. Các chương trình tiên quyết PRPS được sử dụng để kiểm soát khả năng xuất hiện những mối nguy hại về vấn đề an toàn thực phẩm cho sản phẩm.

Tùy thuộc vào từng phân đoạn trong chuỗi thực phẩm và loại hình của tổ chức mà chương trình tiên quyết được sử dụng cũng khác nhau như Thực hành nông nghiệp tốt GlobalGap hoặc Vietgap, Thực hành sản xuất tốt GMP, Thực hành thú  y tốt GVP, Thực hành chế tạo tốt GPP, Thực hành vệ sinh tốt GHP…

Các mối nguy hại về an toàn thực phẩm sẽ được giảm bớt thông qua việc áp dụng PRPs. Trong đó bao gồm việc giảm gia tăng các mối nguy hại hoặc mối nguy do nhiễm bẩn, lây nhiễm chéo trong an toàn thực phẩm. Các chương trình tiên quyết cần phải đảm bảo:

  • Thích hợp với nhu cầu của tổ chức đối với an toàn thực phẩm;
  • Phù hợp với quy mô, loại hình hoạt động, tính chất của sản phẩm được sử dụng và/ hoặc sản xuất;
  • Được áp dụng cho toàn bộ hệ thống sản xuất và làm chương trình áp dụng chung hoặc chương trình áp dụng cho 1 sản phẩm, 1 dây chuyền sản xuất cụ thể;
  • Đã được phê duyệt bởi nhóm an toàn thực phẩm.

Tổ chức cần phải thiết lập các chương trình tiên quyết dưới dạng văn bản với thông tin đầy đủ. Thông tin chi tiết về PRPs và yêu cầu liên quan được quy định tại Điều khoản 8, ISO 22000 2018 bản tiếng Việt.

Các nguyên tắc của Hệ thống HACCP

Nội dung quan trọng cuối cùng là 7 nguyên tắc của Hệ thống HACCP – Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Đây là công cụ được sử dụng để xác định các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm. Từ đó tìm ra biện pháp phù hợp để ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm thiểu mối nguy đến mức có thể chấp nhận được.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 sử dụng 7 nguyên tắc của Hệ thống HACCP để áp dụng cho Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Các nguyên tắc lần lượt là:

  • Nguyên tắc 1: Xác định mối nguy và đánh giá rủi ro
  • Nguyên tắc 2: Xác định điểm kiểm soát tới hạn CCP
  • Nguyên tắc 3: Xác định giới hạn tới hạn cho từng CCP
  • Nguyên tắc 4: Thiết lập thủ tục giám sát cho từng CCP
  • Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục
  • Nguyên tắc 6: Thiết lập thủ tục kiểm tra hệ thống
  • Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu giữ hồ sơ và tài liệu

Mọi thông tin chi tiết về ISO 22000 2018 bản tiếng Việt Quý vị có thể liên hệ tới  Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0908 060 060 hoặc truy cập website https://isoquocte.com/ để được tư vấn miễn phí nhé!

Bài viết liên quan