Quy trình xin cấp giấy chứng nhận hợp quy thép chuẩn 2020

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Quy trình xin cấp giấy chứng nhận hợp quy thép chuẩn 2020

Chứng nhận hợp quy thép là một trong những chứng nhận cơ bản cho dòng sản phẩm thép – vật liệu xây dựng chịu sự quản lý của Bộ Xây dựng. Tiến trình cấp giấy chứng nhận hợp quy thép năm 2020 ra sao? Cần lưu ý những gì trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận hợp quy?

>>> Xem thêm

♦  Giấy chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông bắt buộc với đối tượng nào?

♦  Phương thức đánh giá sự phù hợp chứng nhận hợp quy xi măng

Chứng nhận hợp quy thép

Chứng nhận hợp quy thép

Quy định về giấy chứng nhận hợp quy thép

Giấy chứng nhận hợp quy thép là văn bản chứng nhận dựa trên đánh giá, xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá thép trong thực tế phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Hiện nay quy chuẩn kỹ thuật để cấp giấy chứng nhận hợp quy thép là tiêu chuẩn QCVN 07/2011/BKHCN – tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cột bê tông.

Toàn bộ quá trình chứng nhận hợp quy lương thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu vật liệu thép với tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định theo quy định pháp luật. Vật liệu thép tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia do bộ ban ngành, lĩnh vực ban hành hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành.

Chứng nhận hợp quy là yêu cầu bắt buộc với mọi sản phẩm, hàng hóa nằm trong danh mục phải chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra thị trường. Sản phẩm chứng nhận hợp quy theo đúng quy định hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy. Quy định này áp dụng với tất cả tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu những mặt hàng thép các loại.

Quy trình chứng nhận hợp quy thép

Quy trình chứng nhận hợp quy thép được tiến hành dựa trên thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thép với tổ chức đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm. Hai bên sẽ tiến hành thống nhất về cơ sở của quá trình đánh giá và các yêu cầu liên quan. Về cơ bản thì quy trình được tiến hành như sau:

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tới tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật;
  • Tổ chức đánh giá tiến hành xem xét và xác định sự phù hợp cũng như tính đầy đủ của hồ sơ đăng ký;
  • Tiến hành đánh giá ban đầu với các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở sản xuất, kinh doanh trong trường hợp cá nhân, tổ chức đăng ký có yêu cầu;
  • Ký kết hợp đồng và thỏa thuận yêu cầu liên quan đến quá trình đánh giá, cấp chứng nhận hợp quy;
  • Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa mà cá nhân, tổ chức đã đăng ký ý. Trong đó bao gồm đánh giá điều kiện của hoạt động sản xuất tại cơ sở có đảm bảo chất lượng hay không và lấy mẫu thử nghiệm, đánh giá mẫu điển hình theo phương thức đánh giá sự phù hợp đã được quy định;
  • Dựa trên kết quả đánh giá sự phù hợp nên báo cáo đánh giá;
  • Cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa mà cá nhân, tổ chức đã đăng ký;
  • Tiến hành giám sát định kỳ 9-12 tháng/ lần đối với sản phẩm, hàng hóa đã được cấp chứng nhận.
Tìm hiểu thêm:  Hồ sơ và trình tự của bản công bố hợp quy

Quy định về tổ chức chứng nhận hợp quy

Tổ chức được phép chứng nhận hợp quy nói chung và tổ chức được phép chứng nhận hợp quy thép nói riêng phải đảm bảo điều kiện theo đúng quy định pháp luật. Cụ thể, tổ chức đảm bảo yêu cầu là tổ chức có năng lực chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. 

Tổ chức đó phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo đúng quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định trong Nghị định số 107/2016/NĐ-CP về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng một số quy định về kiểm tra chuyên ngành đã được Bộ Xây dựng chỉ định hoặc thừa nhận.

Quy định về tổ chức thử nghiệm đánh giá

Thử nghiệm đánh giá sự phù hợp là yêu cầu bắt buộc trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận hợp quy. Ví dụ như quy trình xin cấp chứng nhận hợp quy thép Hòa Phát cũng phải thử nghiệm đánh giá sự phù hợp. Tổ chức thử nghiệm đánh giá sự phù hợp cũng phải đảm bảo đáp ứng được quy định được đề ra.

Tổ chức thử nghiệm phải là tổ chức có năng lực thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa là vật liệu thép xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. đồng thời tổ chức này phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 62/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.

Tiêu chuẩn đánh giá chứng nhận hợp quy thép

Tiêu chuẩn để đánh giá chứng nhận hợp quy thép là tiêu chuẩn QCVN 07:2011/BKHCN – tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông. đây là quy chuẩn quy định về mức giới hạn của các yêu cầu kỹ thuật đối với những loại thép cốt bê tông, thép cốt bê tông phủ Epoxy, thép cốt bê tông dự ứng lực.

Tìm hiểu thêm:  Quy trình chứng nhận hợp quy và trách nhiệm của doanh nghiệp

Tại đây còn có những yêu cầu quản lý về chất lượng đối với sản phẩm thép làm cột bê tông sản xuất trong nước, hàng nhập khẩu và sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường. Trong đó quy định lô sản phẩm hết làm cốt bê tông phải có cùng đường kính danh nghĩa, cùng mác và được sản xuất theo cùng một đợt trên cùng một dây chuyền công nghệ.

Đối với lô hàng hóa thì đó phải là thép làm cột bê tông có cùng đường kính danh nghĩa, cùng mác, cùng nội dung ghi nhãn và được cùng một tổ chức, cá nhân phân phối, nhập khẩu, bán lẻ tại cùng một nơi. Mác thép cốt bê tông có ký hiệu được quy định trong TCVN 1651-1:2008 – Thép cốt bê tông phần 1: Thép thanh tròn trơn và TCVN 1651-2:2008 – Thép cốt bê tông phần 2 : Thép thanh vằn.

Tại đây sẽ quy định gió về cách ký hiệu cũng như các thông tin liên quan về sản phẩm thép cốt bê tông. ngoài ra còn có nội dung quan trọng trong quy chuẩn là quy định cụ thể về diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa, sai lệch cho phép tương ứng với mỗi loại đường kính thép và khối lượng trên một mét dài.

Quy định về thời hạn của giấy chứng nhận hợp quy thép

Giấy chứng nhận hợp quy thép cũng như các loại giấy chứng nhận hợp quy của sản phẩm khác đều có thời hạn được ghi rõ bên trong chứng nhận. Trong một số trường hợp thời hạn của giấy chứng nhận hợp quy sẽ không quá 3 năm kể từ ngày được ký thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

Trong thời hạn của chứng nhận hợp quy, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu các sản phẩm thép phải có trách nhiệm duy trì sự liên tục của sự phù hợp. Sự phù hợp sẽ được đánh giá định kỳ. Trong trường hợp sự phù hợp không được đảm bảo thì cá nhân, tổ chức đó phải có trách nhiệm thông báo đến cơ quan chức năng về tình trạng thực tế.

Đồng thời tiến hành thu hồi sản phẩm, hàng hóa nếu cần thiết và nhanh chóng khắc phục sự cố. Sau khi hoàn tất quá trình khắc phục sự cố liên quan đến sự phù hợp thì cá nhân, tổ chức phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan chức năng có thẩm quyền về tình hình khắc phục sự cố trong thực tế thì mới có thể tiếp tục sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và lưu thông sản phẩm thép.

Quý vị muốn biết thêm thông tin về hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận hợp quy thép, quy trình công bố hợp quy và các vấn đề khác liên quan? Hãy liên hệ với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế qua hotline 0908 060 060 để nhận hỗ trợ kịp thời nhé!

ISO Quốc tế luôn sẵn sàng đồng hành của mỗi khách hàng.

Bài viết liên quan