Phương thức đánh giá sự phù hợp chứng nhận hợp quy xi măng

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Phương thức đánh giá sự phù hợp chứng nhận hợp quy xi măng

Chứng nhận hợp quy xi măng nói riêng và chứng nhận hợp quy nói chung đều yêu cầu phải áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp. mục đích nhằm đánh giá và xác nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trước khi đến tay người tiêu dùng.

>>> Xem thêm

♦  Quy trình và phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy sơn Jotun

♦  Quy chuẩn đánh giá chứng nhận hợp quy gạch prime

Chứng nhận hợp quy xi măng là gì?

Chứng nhận hợp quy là hành động đánh giá và xác nhận chất lượng của hàng hóa, sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận hợp quy xi măng là hình thức chứng nhận hợp quy áp dụng với đối tượng hàng hóa, sản phẩm xi măng. 

Trong đó xi măng là loại vật liệu kết dính thủy dạng bột mịn. Khi trộn xi măng với nước sẽ tạo thành dạng hồ dẻo có khả năng đóng rắn trong không khí và trong nước thông qua phản ứng hóa lý vật liệu dạng đá. Xi măng là một vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng.

Chứng nhận hợp quy xi măng

Chứng nhận hợp quy xi măng

Quy định về chứng nhận hợp quy xi măng được ghi chú rõ trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng QCVN 16:2019/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. theo đó chứng nhận hợp quy là yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hóa nằm trong danh mục phải chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra thị trường, nhập khẩu.

Quy chuẩn không áp dụng cho các hàng hóa, vật liệu xi măng xây dựng nhập khẩu dưới dạng hàng mẫu, hàng thử, hàng trưng bày triển lãm, hỗ trợ hoặc hàng hóa tạm nhập tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam, hàng hóa quá cảnh.

Tổ chức chứng nhận hợp quy

Tổ chức chứng nhận hợp quy là tổ chức tiến hành đánh giá, chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD. Giấy chứng nhận hợp quy xi măng được cấp dựa trên thỏa thuận về hoạt động chứng nhận hợp quy giữa cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu xi măng với tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định.

Tổ chức chứng nhận hợp quy phải là tổ chức có năng lực chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn QCVN 16:2019/BXD. đồng thời tổ chức này phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Tìm hiểu thêm:  Quy trình xin cấp giấy chứng nhận hợp quy thép chuẩn 2020

Ngoài ra quá trình đánh giá chứng nhận hợp quy phải có sự tham gia của tổ chức thử nghiệm. Đây là tổ chức có năng lực Thử nghiệm hàng hóa, sản phẩm vật liệu xây dựng xi măng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2019/BXD. tổ chức tham gia thử nghiệm phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định 62/2016/NĐ-CP và Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Phương thức đánh giá sự phù hợp

Theo quy định có tại thông tư 28/2012/TT-BKHCN thì có tổng cộng án phương thức đánh giá sự phù hợp quy để cấp chứng nhận hợp quy. Quy định được nêu rõ tại điều 5 của Thông tư này. Quá trình đánh giá sự phù hợp để cấp chứng nhận hợp quy xi măng áp dụng cho từng loại cụ thể.

Các loại xi măng nằm trong danh mục phải chứng nhận hợp quy được áp dụng quy chuẩn và phương thức đánh giá như sau:

  • Xi măng poóc lăng – TCVN 2682:2009 – Yêu cầu kỹ thuật
  • Xi măng poóc lăng hỗn hợp – TCVN 6260:2009 – Yêu cầu kỹ thuật
  • Xi măng poóc lăng bền sunfat – TCVN 6067:2018 – Yêu cầu kỹ thuật
  • Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sunfat – TCVN 7711:2013
  • Xi măng – TCVN 7713:2007 – Xác định sự thay đổi chiều dài thanh vữa trong dung dịch sunfat
  • Xi măng poóc lăng – TCVN 141:2008 – Phương pháp phân tích hóa học
  • Xi măng – TCVN 6016:2011 – Phương pháp thử: Xác định cường độ
  • Xi măng – TCVN 8877:2011 – Phương pháp thử: Xác định độ nở autoclave
  • Xi măng – TCVN 6017:2015 – Phương pháp thử: Xác định thời gian trong kết và độ ổn định thể tích
  • Thạch cao dùng để sản xuất xi măng – TCVN 9807:2013
  • Thạch cao photpho dùng để sản xuất xi măng – TCVN 11833:2017
  • Xỉ hạt lò cao để sản xuất xi măng – TCVN 4315:2007
  • Phụ gia khoáng cho xi măng- TCVN 6882:2016
  • Phụ gia tro bay hoạt tính dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng – TCVN 10602:2014

Nguyên tắc áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp

Chứng nhận hợp quy xi măng được xác định dựa trên phương thức đánh giá sự phù hợp. Mỗi phương thức sẽ có quy định áp dụng riêng, nội dung và trình tự tự đánh giá riêng được quy định tại phụ lục II, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Về cơ bản phương thức đánh giá sự phù hợp quy định như sau:

  • Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại hàng hóa, sản phẩm cụ thể do tổ chức chứng nhận hợp quy hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lựa chọn dựa trên các phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định tại điều 5, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
  • Phương thức đánh giá sự phù hợp với sản phẩm, hàng hóa chứng nhận hợp quy được lựa chọn phải thích hợp với đối tượng đánh giá nhằm đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá sự phù hợp.
  • Phương thức đánh giá sự phù hợp hợp thể thao quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa xi măng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
  • Phương thức đánh giá sự phù hợp phải được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận hợp quy xi măng khi cấp cho cá nhân, tổ chức.
Tìm hiểu thêm:  Giải đáp tất tần tật về cơ quan chứng nhận hợp quy

Quy định về thời hạn của chứng nhận hợp quy xi măng

Chứng nhận hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hóa đáp ứng được yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật thông qua đánh giá sự phù hợp từ tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định. Giấy chứng nhận khi được cấp phải đảm bảo có những thông tin cơ bản bao gồm tên nhà sản xuất, kinh doanh hoặc đơn vị nhập khẩu; tên và quy cách của sản phẩm, hàng hóa được cấp chứng nhận.

Ngoài ra giấy chứng nhận hợp quy còn phải có thông tin về dấu chứng nhận và thời hạn cụ thể. Thời hạn của chứng nhận hợp quy xi măng căn cứ theo thời hạn có ghi trên chứng nhận được cấp hoặc không quá 3 năm kể từ ngày ký thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

Trong thời hạn của chứng nhận, cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm duy trì sự phù hợp và chất lượng của sản phẩm, hàng hóa xi măng đã chứng nhận, công bố hợp quy. Sau khi hết thời hạn chứng nhận, cá nhân, tổ chức có nhu cầu tiếp tục sử dụng chứng nhận hợp quy của sản phẩm, hàng hóa xi măng đã chứng nhận hợp quy trước đó thì phải nộp hồ sơ đánh giá và xin cấp chứng nhận lại.

Chứng nhận hợp quy xi măng bằng cách nào?

Chứng nhận hợp quy là hoạt động đánh giá sự phù hợp và cấp chứng nhận dựa trên thỏa thuận của cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng nhận cho sản phẩm xi măng với tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định. Toàn bộ quá trình cụ thể được tiến hành theo thỏa thuận giữa hai bên.

Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế là đơn vị uy tín với đội ngũ các nhà quản lý nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn tốt trong lĩnh vực giám sát và chứng nhận quốc tế, quốc gia. ISO quốc tế hiện đang hợp tác cùng hàng loạt tổ chức chứng nhận đã được công nhận và chỉ định đánh giá, cấp chứng nhận trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Quý vị có nhu cầu và thắc mắc xin liên hệ trực tiếp với ISO quốc tế qua hotline 0908 060 060 hoặc truy cập website https://isoquocte.com/ để nhận tư vấn miễn phí nhé!

ISO quốc tế sẵn sàng đồng hành cùng mỗi khách hàng với chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Bài viết liên quan