Quy định về giấy chứng nhận hợp quy cần phải biết

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Quy định về giấy chứng nhận hợp quy cần phải biết

Quy định về giấy chứng nhận hợp quy chi tiết trong Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn tiêu chuẩn 2006 và Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. Đây chính là cơ sở để các cá nhân, tổ chức tiến hành chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường.

>>> XEM THÊM

♦  Giải đáp tất tần tật về cơ quan chứng nhận hợp quy

♦  Công bố hợp quy tiếng Anh là gì và yêu cầu về hồ sơ.

Quy định về giấy chứng nhận hợp quy

Quy định về giấy chứng nhận hợp quy

Khái niệm giấy chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy là hành động kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Quy chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận hợp quy là tiêu chuẩn được quy định theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Giấy chứng nhận hợp quy là hình thức chứng nhận cho thấy sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Giấy chứng nhận hợp quy là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm có khả năng gây mất an toàn thuộc quản lý của các bộ ban ngành trước khi đưa ra thị trường.

Đối tượng của chứng nhận hợp quy

Quy định về giấy chứng nhận hợp quy với các đối tượng được quy định tại Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 và Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Theo đó đối tượng phải chứng nhận và công bố hợp quy bao gồm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường.

Các đối tượng này được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành. Thực tế hiện nay không hề có danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy.

Các tổ chức chứng nhận sự phù hợp, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh căn cứ vào danh mục sản phẩm có khả năng gây mất an toàn chịu sự quản lý của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Hiện nay có tổng cộng 7 danh mục như vậy bao gồm:

  • Danh mục sản phẩm, có khả năng gây mất an toàn ban hành trong Thông tư số 31/2017/TT-BYT chịu sự quản lý của Bộ Y tế;
  • Danh mục sản phẩm, có khả năng gây mất an toàn ban hành trong Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
  • Danh mục sản phẩm, có khả năng gây mất an toàn ban hành trong Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT chịu sự quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
  • Danh mục sản phẩm, có khả năng gây mất an toàn ban hành trong Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT chịu sự quản lý của Bộ Thông tin và truyền thông. Tới đây Thông tư 11/2019/TT-BTTTT sẽ chính thức có hiệu lực thay thế cho thông tư số 04/2018/TT-BTTTT;
  • Danh mục sản phẩm, có khả năng gây mất an toàn ban hành trong Thông tư số 14/TT-BCA chịu sự quản lý của Bộ Công an;
  • Danh mục sản phẩm, có khả năng gây mất an toàn ban hành trong Thông tư số 13/VBHN-BCT chịu sự quản lý của Bộ Công thương;
  • Danh mục sản phẩm, có khả năng gây mất an toàn ban hành trong Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN chịu sự quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tìm hiểu thêm:  Quy trình xin cấp giấy chứng nhận hợp quy thép chuẩn 2020

Quy định về tổ chức cấp chứng nhận hợp quy

Không phải tổ chức nào cũng được phép cấp chứng nhận hợp quy. Quy định về chứng nhận hợp quy đối với các tổ chức được thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy được ghi chú rõ trong Thông tư 08/2009/TT-BKHCN ban hành ngày 8 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ.

Thông tư hướng dẫn chi tiết về yêu cầu, trình tự và thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp. Thông tin tóm tắt quy định về tổ chức chứng nhận hợp quy ghi chú tài khoản 3, điều 3, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Theo đó:

tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn phải là tổ chức đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận ăn theo quy định tại thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và thông tư số 10/2011/TT-BKHCN của Bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ.

tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy.

Tổ chức thử nghiệm thực hiện cho hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải là tổ chức đã thực hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và thông tư số 10/2011/TT-BKHCN.

Quy định về thông tin trong giấy chứng nhận hợp quy

Giấy chứng nhận hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy. Đây là yêu cầu bắt buộc. Sản phẩm, hàng hóa sẽ được đánh giá sự phù hợp theo một trong 8 phương thức được quy định tại điều 5, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

Chứng nhận hợp quy được cấp thông qua quá trình đánh giá, xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật. Toàn bộ quá trình là sự thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa với tổ chức chứng nhận hợp quy đáp ứng được những điều kiện theo đúng quy định pháp luật. Khi đó chứng nhận được cấp sẽ phải có các thông tin cơ bản bao gồm:

  • Tên và số chứng nhận;
  • Tên sản phẩm được chứng nhận hợp quy;
  • Nhãn hiệu, chủng loại và một số thông tin cơ bản về sản phẩm được chứng nhận hợp quy;
  • Tên và địa chỉ của đơn vị sản xuất;
  • quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sử dụng để đánh giá sản phẩm;
  • Phương thức đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa;
  • Thời hạn của giấy chứng nhận hợp quy được cấp;
  • Mẫu dấu hợp quy;
  • Ký và đóng dấu của đại diện tổ chức đánh giá hợp quy.
Tìm hiểu thêm:  Giải thích công bố hợp quy có bắt buộc không

Quy định về mẫu dấu trong giấy chứng nhận hợp quy

dấu hợp quy là yêu cầu cơ bản cần phải có khi cấp giấy chứng nhận hợp quy. Quy định về giấy chứng nhận hợp quy cũng liên quan trực tiếp đến dấu hợp quy. Quy định cụ thể có tại khoản 2, điều 4, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN như sau:

  • Dấu hợp quy có hình dạng và kích thước theo đúng quy định tại phụ lục I, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN;
  • Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp lên trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì, bên trong tài liệu kỹ thuật hoặc dán nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa tại vị trí dễ đọc, dễ thấy;
  • Dấu hợp quy đảm bảo không thể bóc ra gắn lại, không dễ tẩy xóa;
  • Dấu hợp quy có thể thu nhỏ hoặc phóng to nhưng vẫn phải đảm bảo theo đúng tỉ lệ và kích thước cơ bản của dấu hợp quy đã được quy định tại phụ lục I, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và có thể nhận biết được bằng mắt thường;
  • Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện theo cùng một màu và dễ nhận biết.

Quy định về thời hạn của giấy chứng nhận hợp quy

Quy định về giấy chứng nhận hợp quy liên quan đến thời hạn được ghi chú rõ. Thông tin sẽ được chú thích trong giấy chứng nhận hợp quy. Cụ thể giấy chứng nhận hợp quy có thời hạn 3 năm tính từ ngày được cấp. Đơn vị phải có trách nhiệm thông báo công bố hợp quy trên các phương tiện thông tin để đảm bảo người sử dụng hàng hóa, sản phẩm được chứng nhận hợp quy đều có thể dễ dàng tiếp cận.

Trong thời gian sử dụng chứng nhận hợp quy, cá nhân tổ chức sản xuất sản phẩm phải có trách nhiệm về sự phù hợp của đối tượng chứng nhận hợp quy đó đồng thời duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ. Trong trường hợp đơn vị phát hiện ra sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp quy không đáp ứng được sự phù hợp theo quy định thì phải kịp thời thông báo bằng văn bản tới cơ quan chuyên ngành.

Đồng thời đơn vị đó phải tiến hành các biện pháp khắc phục và thông báo bằng văn bản kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa sản phẩm, hàng hóa lưu thông ngoài thị trường.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế qua hotline 0908 060 060 hoặc truy cập website https://isoquocte.com/ để nhận tư vấn miễn phí nhé!

Bài viết liên quan