Hướng dẫn đăng ký FDA cho thực phẩm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh hoàn tất thủ tục để vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa tại Mỹ. Những loại hàng hóa, sản phẩm nào được xếp vào mặt hàng thực phẩm? Đăng ký FDA cho thực phẩm là sao?
>>> Xem thêm:
♦ Cách thức kiểm tra chứng nhận FDA chi tiết mới nhất 2021
♦ Văn phòng FDA tại Việt Nam và khó khăn của doanh nghiệp
Tầm quan trọng của chứng nhận FDA khi xuất khẩu thực phẩm đi Mỹ
Chưa tính đến hướng dẫn đăng ký FDA cho thực phẩm thì cũng phải hiểu rõ tầm quan trọng của giấy chứng nhận FDA. Giấy chứng nhận FDA là bằng chứng cho thấy các sản phẩm, hàng hóa nằm trong danh mục kiểm soát của cơ quan FDA – Food and Drug Administration – Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
Đó là những điều kiện, tiêu chuẩn xác định thực phẩm đảm bảo an toàn khi nhập khẩu và tiêu thụ tại thị trường Mỹ. Tất cả doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến hoạt động nói thực phẩm muốn tiêu thụ hàng hóa tại Mỹ đều phải có chứng nhận FDA.
Chứng nhận FDA cấp riêng cho mỗi loại sản phẩm, không giới hạn về khối lượng hay số lượng. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu nhiều loại thực phẩm thì mỗi loại đều phải có chứng nhận FDA riêng. Chứng nhận fda ra đời nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Mỹ.
Đồng thời chứng nhận này cho thấy các loại hàng hóa là thực phẩm không có sự khác biệt giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất nội địa khi xét cùng một tiêu chuẩn. Ngược lại nếu hàng hóa không đáp ứng đủ tiêu chuẩn FDA thì sẽ bị từ chối nhập khẩu vào Mỹ. Khi đó hàng hóa có thể sẽ phải vận chuyển về nước hoặc tiến hành tiêu hủy trong thời gian 90 ngày đúng theo quy định hiện hành của Mỹ.
Các loại hàng hóa là thực phẩm theo quy định của FDA
Trước khi tìm hiểu hướng dẫn đăng ký FDA cho thực phẩm thì doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh cần xác định hàng hóa đang cung cấp có phải là thực phẩm theo quy định của FDA hay không. Nguyên nhân làm ở mỗi loại hàng hóa thuộc lĩnh vực khác nhau thì thủ tục đăng ký FDA cũng sẽ thực hiện khác nhau, quy định cụ thể cũng sẽ khác nhau.
Những loại hàng hóa được cơ quan fda xếp vào danh mục thực phẩm bao gồm:
- Các sản phẩm bổ trợ ăn kiêng hoặc gia vị ăn kiêng;
- Sữa công thức dành cho trẻ nhỏ;
- Các loại nước giải khát bao gồm nước đóng chai và nước giải khát chứa cồn;
- Các loại rau củ quả;
- Những sản phẩm từ sữa và trứng vẫn còn nguyên vỏ;
- Hải sản và các loại cá;
- Những loại hàng hóa là nông sản thường được sử dụng để làm thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm;
- Các loại thực phẩm đóng hộp;
- Những loài động vật được sử dụng để làm thực phẩm còn sống như thịt heo, thịt bò, thịt gà…;
- Các loại thức ăn cho vật nuôi và động vật.
Những loại sản phẩm thuộc danh mục thực phẩm theo quy định của cơ quan FDA sẽ do cơ quan này toàn quyền quyết định về phạm vi hàng hóa. Nếu như hàng hóa nằm trong diện miễn trừ thông báo FDA thì dù thuộc danh mục trên cũng không cần phải đăng ký FDA.
Hướng dẫn đăng ký FDA cho thực phẩm chi tiết từng bước
Hướng dẫn đăng ký FDA cho thực phẩm về cơ bản được thực hiện giống nhau với các loại hàng hóa thuộc cùng một danh mục. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh cần phải tiến hành thanh toán lệ phí và đăng ký FDA theo đúng quy định. Các bước cụ thể được tiến hành như sau:
Thanh toán lệ phí và đăng nhập hệ thống
Cơ quan FDA trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ yêu cầu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ phải tiến hành đăng ký FDA. trước khi đăng ký cần tiến hành thanh toán phí đăng ký hàng năm và đăng nhập vào hệ thống.
- Tổ chức truy cập vào đường link https://userfees.fda.gov/OA_HTML/furl.jsp để tiến hành thanh toán phí đăng ký định kỳ hàng năm.
- Sau khi thanh toán phí đăng ký hàng năm thì doanh nghiệp sẽ nhận được số PIN/PCN làm công chứng đã thực hiện việc thanh toán.
- Tiếp tục đăng nhập vào hệ thống FURLS qua đường link https://www.access.fda.gov/oaa/
- Điền đầy đủ thông tin của bản thân với ba trường hợp nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc đơn vị vận hành.
Chuẩn bị hồ sơ
Bước tiếp theo trong hướng dẫn đăng ký FDA cho thực phẩm là chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ đăng ký FDA cho hàng hóa là thực phẩm bao gồm:
- Bảng thông tin chung liên quan đến doanh nghiệp bao gồm tên cơ sở, địa chỉ đăng ký, số lượng công nhân viên…);
- Số DUNS (nếu có);
- Thông tin liên hệ của người chịu trách nhiệm chính bao gồm họ và tên; chức vụ hiện tại; số điện thoại; địa chỉ email…;
- Loại hình thành lập cơ sở ví dụ như doanh nghiệp sản xuất, đơn vị vận chuyển, sản phẩm dán nhãn lại, sản phẩm đóng gói lại…;
- Ngành thực phẩm đăng ký mô tả về sản phẩm.
Đăng ký mã số DUNS
Mã số DUNS được gọi với tên đầy đủ là D-U-N-S® Registered viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh Data Universal Numbering System – Tổ chức phát triển hệ thống số hóa dữ liệu Quốc tế. Mã số này được cấu thành bởi chính chữ số nhằm mục đích nhận dạng duy nhất cho một doanh nghiệp ở địa điểm cụ thể.
Mã số DUNS ra đời từ năm 1963 và đã được sử dụng rộng rãi đến tận ngoài này như một tiêu chuẩn để nhận dạng doanh nghiệp phổ biến nhất trên thế giới. Quy trình để đăng ký mã số DUNS tiến hành như sau:
- Xác định doanh nghiệp đã có mã số DUNS hay chưa. Nếu đã có thì cần xác nhận lại thông tin trên mã số DUNS có phù hợp với doanh nghiệp hay không. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số DUNS thì phải tiến hành gửi thông tin về CRIP D&B Việt Nam để cung cấp thông tin cần thiết;
- Cung cấp các thông tin cơ bản bao gồm tên hợp pháp của doanh nghiệp; hình thức giao dịch kinh doanh; tên khác của doanh nghiệp; địa chỉ cụ thể; địa chỉ gửi thư; mã zip; số điện thoại…;
- Xác thực thông tin đã cung cấp;
- Xác thực thông tin với trụ sở D&B tại Mỹ;
- Trong trường hợp thông tin đã khớp thì CRIP D&B Việt Nam sẽ cung cấp mã số DUNS cho doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp tiến hành kích hoạt mã số DUNS trong thời gian từ 5 đến 7 ngày làm việc.
Toàn bộ quá trình đăng ký mã số DUNS thông thường kéo dài từ một đến hai tuần. Trường hợp thông tin đăng ký của doanh nghiệp chưa khớp thì thời gian có thể kéo dài hơn.
Chỉ định đại lý Hoa Kỳ
Bước kế tiếp trong hướng dẫn đăng ký FDA cho thực phẩm là chỉ định đại lý Hoa Kỳ. Đây là yêu cầu bắt buộc nhằm hỗ trợ cho quá trình kiểm soát, kiểm tra và quản lý của cơ quan FDA đối với các doanh nghiệp nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa tại Mỹ.
Bất cứ cơ sở, doanh nghiệp nước ngoài nào khi đăng ký FDA cho hàng hóa nói chung và thực phẩm nói riêng đều phải chỉ định văn phòng đại diện tại Mỹ. Việc chỉ định nghỉ ngày nhằm hỗ trợ cho cơ quan FDA trong quá trình liên lạc với doanh nghiệp, cơ sở trong trường hợp cần thiết.
Lưu ý mỗi cơ sở nước ngoài chỉ được phép chỉ định duy nhất một đại lý tại Mỹ. Đại lý đáp ứng yêu cầu phải là đại lý cư trú tại Mỹ hoặc duy trì một địa điểm kinh doanh tại quốc gia này. Người chịu trách nhiệm của đại lý đó phải luôn sẵn sàng trả lời điện thoại hoặc có nhân viên túc trưởng trả lời điện thoại trong giờ làm việc hành chính.
Đăng ký cơ sở dữ liệu thực phẩm
Cuối cùng doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký cơ sở dữ liệu thực phẩm với thông tin cơ bản bao gồm tên tài khoản, kê khai thông tin, đăng ký dùng mã FDA. Sau khi hoàn tất thủ tục, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn fda thì doanh nghiệp sẽ nhận được chứng nhận FDA theo đúng quy định.
Quý vị đang muốn được hỗ trợ trong quá trình làm chứng nhận FDA? Hãy liên hệ ISOquocte qua hotline Hotline: 0904.889.859 (Ms.Hoa) để được nhận tư vấn và hỗ trợ dịch vụ toàn quốc nhé!