Yêu cầu xử lý sản phẩm không an toàn theo TCVN ISO 22000:2018

  1. Trang chủ
  2. ISO 22000
  3. Yêu cầu xử lý sản phẩm không an toàn theo TCVN ISO 22000:2018

TCVN ISO 22000:2018 quy định về các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. đây là tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam được ban hành có giá trị tương đương với tiêu chuẩn ISO 22000:2018 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO xây dựng, xuất bản. Trong đó có nội dung về xử lý sản phẩm không an toàn tiềm ẩn.

>>> Xem thêm

♦  Chi tiết yêu cầu kiểm soát mối nguy theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018

♦   Bốn yếu tố quan trọng trong ISO 22000 2018 bản tiếng Việt

TCVN ISO 22000:2018

TCVN ISO 22000:2018

Tính hiệu lực của tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018

Toàn bộ nội dung của tiêu chuẩn được thông tin tại TCVN ISO 22000 2018 pdf. đây là tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn này được ban hành với giá trị tương đương tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

Đồng thời tiêu chuẩn được sử dụng để thay thế cho TCVN ISO 22000:2007. toàn bộ nội dung của tiêu chuẩn được biên soạn bởi Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/F3 nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm, thẩm định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng, được Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.

Sao có giá trị tương đương nên TCVN ISO 22000:2018 cũng có hiệu lực giống với tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Tiêu chuẩn được áp dụng cho tất cả tổ chức thuộc chuỗi thực phẩm không phân biệt về quy mô, không phân biệt về loại hình, không phân biệt về độ phức tạp.

Các tổ chức dù gián tiếp hay trực tiếp tới chuỗi thực phẩm đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 để xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép các tổ chức có thời hạn 3 năm cho đến hết ngày 18 tháng 6 năm 2021 để tiến hành chuyển đổi từ phiên bản cũ 2005.

Cấu trúc nội dung của tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cũng như TCVN ISO 22000:2018 có sự thay đổi đáng kể so với phiên bản trước đó 2005. Đặc biệt là trong cấu trúc nội dung. Cấu trúc nội dung của tiêu chuẩn này được xây dựng theo cấu trúc cấp cao HLS cho phép các tổ chức tích hợp với những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác do Tổ chức ISO ban hành.

Cấu trúc HLS xây dựng nội dung cho tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản 2018 với tổng cộng 10 điều khoản. Ba điều khoản đầu tiên bao gồm những nội dung mang tính chất giới thiệu chung nhất về nội dung, thuật ngữ và khái niệm sử dụng trong tiêu chuẩn ISO 22000.

Tìm hiểu thêm:  Giải đáp học ISO 22000 ở đâu và liệu có cần thiết

Vì cơ bản điều khoản đầu tiên không có khác biệt nhiều so với phiên bản 200 năm trước đó. 7 điều khoản còn lại là các yêu cầu đối với tổ chức khi triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000. Nội dung của 7 điều khoản này được thực hiện theo chu trình PDCA để có thể cải tiến liên tục, gia tăng tính hiệu quả cho hệ thống.

Khái quát vị trí nội dung xử lý sản phẩm không an toàn tiềm ẩn

Tiêu chuẩn ISO 22000 nói chung và TCVN ISO 22000:2018 hiện hành nói riêng đều được xây dựng dựa trên cơ sở của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO sử dụng các nguyên tắc của hệ thống HACCP kết hợp với các chương trình tiên quyết và GMP để tạo nên tiêu chuẩn ISO 22000.

Tiêu chuẩn này tuân theo các nguyên tắc của hệ thống HACCP – Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Mục đích là để xác định chính xác những mối nguy ảnh hưởng đến vấn đề an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. 

Thông qua đó, tổ chức sẽ đưa ra biện pháp phù hợp để ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm thiểu mối nguy đến mức có thể chấp nhận được. Nội dung xử lý sản phẩm không an toàn tiềm ẩn chỉ có thể thực hiện khi áp dụng các nguyên tắc của hệ thống HACCP. 

Từ đó tìm ra các mối nguy có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và xử lý, khắc phục các mối nguy đó. toàn bộ thông tin về xử lý sản phẩm không an toàn nằm trong Điều khoản 8 – Thực hiện của tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018. Đây cũng là bước cuối cùng trong chu trình PDCA của tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

Yêu cầu chung khi xử lý sản phẩm không an toàn tiềm ẩn

các tổ chức triển khai theo tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản 2018 sẽ phải thực hiện những hành động với mục đích ngăn ngừa sản phẩm không an toàn tiềm ẩn xâm nhập vào trong chuỗi thực phẩm. Việc này có thể không thực hiện khi chứng minh được:

  • Những mối nguy về an toàn thực phẩm đã được giảm đến mức có thể chấp nhận theo đúng quy định;
  • Các mối nguy về an toàn thực phẩm giảm đến mức có thể chấp nhận đã nhận biết trước khi xâm nhập vào trong chuỗi thực phẩm;
  • sản phẩm đạt được mức chấp nhận được của mối nguy về an toàn thực phẩm dù không phù hợp.

Đánh giá sản phẩm để thông qua

TCVN ISO 22000:2018 quy định từ lâu sản phẩm chịu tác động từ từ không phù hợp đều phải được đánh giá. những sản phẩm chịu tác động do sai lỗi nằm trong các giới hạn giới hạn của các điểm kiểm soát tới hạn không được thông qua thì phải được xử lý.

Tìm hiểu thêm:  Tìm hiểu yêu cầu đánh giá nội bộ ISO 22000:2018

Những sản phẩm chịu tác động do không đáp ứng được những tiêu chí hành động của OPRP thì được thông qua khi đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây:

  • Có bằng chứng chứng minh với hệ thống giám sát cho thấy những biện pháp kiểm soát đã có hiệu lực;
  • Có bằng chứng cho thấy tác động khi kết hợp các biện pháp kiểm soát với sản phẩm cụ thể phù hợp với kết quả thực hiện dự kiến;
  • Các kết quả từ quá trình lấy mẫu, phân tích và/ hoặc những hoạt động thẩm tra khác chứng minh được sản phẩm bị tác động phù hợp với các mức chấp nhận đối với mối nguy an toàn thực phẩm liên quan.

Xử lý sản phẩm không phù hợp

Tiêu chuẩn TCVN ISO 22000: 2018 yêu cầu các tổ chức phải xử lý các sản phẩm không phù hợp. Những sản phẩm không được chấp nhận thông qua cần phải tiến hành:

  • Tái chế hoặc xử lý ngay trong hoặc ngoài tổ chức nhằm đảm bảo mối nguy hiểm về vấn đề an toàn thực phẩm có thể giảm tới mức có thể chấp nhận được;
  • Hoặc chuyển sản phẩm sang mục đích sử dụng khác khi vấn đề an toàn thực phẩm của chuỗi thực phẩm không bị ảnh hưởng;
  • Hoặc tiến hành tiêu hủy, phải bỏ sản phẩm không phù hợp.
  • Toàn bộ quá trình xử lý sản phẩm không phù hợp phải được lưu giữ thông tin dưới dạng văn bản bao gồm cả quá trình xác định người có thẩm quyền phê duyệt.

Yêu cầu về thu hồi/ triệu hồi sản phẩm

TCVN ISO 22000:2018 yêu cầu tổ chức phải đảm bảo quá trình thu hồi/ triệu hồi kịp thời những lô sản phẩm cuối cùng đã được xác định là không an toàn tiềm ẩn thông qua việc chỉ định người có thẩm quyền tiến hành và thực hiện. Tổ chức phải thiết lập và duy trì thông tin dưới dạng văn bản về:

  • Thông báo cho những bên quan tâm có liên quan;
  • Xử lý những sản phẩm bị thu hồi/ triệu hồi và sản phẩm vẫn còn tồn trong kho;
  • Thực hiện những hành động cần thiết.

Những sản phẩm khí thu hồi sản phẩm cuối cùng còn tồn trong kho phải được bảo vệ hoặc nằm trong thật sự kiểm soát của tổ chức cho khi được quản lý đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn này. Tổ chức phải tiến hành thẩm tra về việc thực hiện cũng như hiệu lực của quá trình thu hồi thông qua sử dụng những kỹ thuật thích hợp và được lưu trữ thông tin dưới dạng văn bản.

Quý vị muốn biết thêm thông tin chi tiết về các chứng nhận, tiêu chuẩn ISO có thể liên hệ tới văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế qua hotline 0908060060 để được giải đáp nhé

Bài viết liên quan