Nên hay không nên sử dụng dịch vụ đăng ký FDA cho thực phẩm?

  1. Trang chủ
  2. FDA
  3. Nên hay không nên sử dụng dịch vụ đăng ký FDA cho thực phẩm?

Dịch vụ đăng ký FDA cho thực phẩm được coi là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp thành công lấy được chứng nhận FDA để vận chuyển hàng hóa đi Mỹ. Xuất khẩu hàng hóa đi Mỹ sử dụng dịch vụ đăng ký FDA liệu có chắc chắn thành công? Nên hay không nên sử dụng dịch vụ?

>>> Xem thêm:

♦        Hướng dẫn đăng ký FDA cho thực phẩm chi tiết từng bước

♦        Cách thức kiểm tra chứng nhận FDA chi tiết mới nhất 2021

Dịch vụ đăng ký FDA cho thực phẩm

Dịch vụ đăng ký FDA cho thực phẩm

Có cần đăng ký FDA cho thực phẩm xuất khẩu đi Mỹ?

Chứng nhận FDA được cấp cho các loại hàng hóa, sản phẩm nằm trong danh mục quản lý của cơ quan FDA. Cơ quan FDA có tên đầy đủ là Food and Drug Administration – Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Đây là cơ quan trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ có trụ sở đặt tại Washington DC, Hoa Kỳ.

Cơ quan FDA được thành lập với mục đích bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng. Sở dĩ có nhiều người tìm đến dịch vụ đăng ký FDA cho thực phẩm là bởi quy định bắt buộc của cơ quan các loại mặt hàng nằm trong danh mục quản lý của mình đều phải đăng ký FDA trước khi vận chuyển và tiêu thụ tại thị trường Mỹ.

Trong đó bao gồm ba dòng sản phẩm là thực phẩm, dược phẩm và thiết bị y tế. Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu và tiêu thụ thực phẩm tại thì phải thực hiện đúng quy trình làm chứng thì mới có thể vận chuyển, thông quan hàng hóa. Một số loại hàng hóa có quyền được miễn trừ chứng nhận khi đó là sản phẩm phi thương mại hoặc có giá trị dưới 200 USD như đáp ứng điều kiện do cơ quan FDA đưa ra.

Quy định về các loại thực phẩm phải chứng nhận FDA

Cơ quan FDA quy định rất rõ về các loại hàng hóa bắt buộc phải đăng ký FDA trước khi thông quan. Những loại hàng hóa được xếp vào danh mục thực phẩm cần phải có chứng nhận FDA bao gồm:

  • Những loại hàng hóa hỗ trợ ăn kiêng hoặc gia vị ăn kiêng;
  • Sữa công thức dành cho trẻ nhỏ;
  • Những loại nước giải khát bao gồm nước đóng chai và nước giải khát chứa cồn;
  • Các loại rau củ quả, cá và hải sản;
  • Sản phẩm có nguồn gốc từ sữa và trứng nguyên vỏ;
  • Thực phẩm đóng hộp;
  • Nông sản thô dùng làm thực phẩm hoặc thành phần của thực phẩm;
  • Các loại động vật được nuôi để làm thực phẩm còn sống;
  • Thức ăn cho động vật, vật nuôi;
  • Các loại bánh, thức ăn nhẹ hoặc kẹo.
Tìm hiểu thêm:  Thủ tục xin giấy chứng nhận FDA nhanh chóng trên toàn quốc

Khó khăn khi đăng ký chứng nhận cho thực phẩm

Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng với nhu cầu về thực phẩm rất lớn. Đặc biệt là khi các loại thực phẩm có nguồn gốc từ châu Á đang càng ngày càng được lòng người tiêu dùng Mỹ. Đây là nguyên nhân nhiều doanh nghiệp, tổ chức dù khó khăn vẫn chứng nhận FDA để xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa tại thị trường này. 

Khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin

Việt Nam vốn là một đất nước nông nghiệp với sản vật phong phú. Thế nhưng đa số thực phẩm lại không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chất lượng do yêu cầu khắt khe từ phía Mỹ để có thể xuất khẩu và tiêu thụ tại đây. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở việc chưa nắm rõ thông tin, chưa hiểu rõ các điều kiện và quy định do cơ quan FDA đề ra.

Đây cũng là một trong những lý do dịch vụ đăng ký FDA cho thực phẩm được nhiều doanh nghiệp tìm kiếm và sử dụng. Các thông tin, văn bản liên quan đến chứng nhận FDA chủ yếu được cung cấp dưới phiên bản tiếng Anh với nhiều thuật ngữ chuyên môn.

Điều này gây khó khăn không ít cho các doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu và áp dụng tiêu chuẩn cho hàng hóa, thực phẩm trong quá trình sản xuất để xuất khẩu thành công. Đặc biệt là thông tin về thủ tục, quy trình chứng nhận FDA khá phức tạp áp dụng cho từng loại hàng hóa khác nhau nên càng phải tìm hiểu kỹ lưỡng.

Khó khăn trong đáp ứng điều kiện của FDA về thực phẩm

Cơ quan FDA đưa ra quy định cụ thể đối với mỗi loại hàng hóa muốn xuất khẩu và tiêu thụ tại Mỹ. Quy định này áp dụng cho tất cả nhà sản xuất và nghiên cứu giá sản phẩm nói chung và thực phẩm nói riêng. Trong đó bao gồm một số điều kiện cơ bản như sau:

  • Thực phẩm được quy định về hàm lượng dưỡng chất. các loại thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm tươi sống cần phải được kiểm soát và thẩm định kỹ về hàm lượng dưỡng chất cần thiết và được phép sử dụng.
  • Cơ sở sản xuất phải đáp ứng được điều kiện về địa điểm, nơi mở xưởng sản xuất, trang thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cơ quan FDA sẽ kiểm định và khảo sát thực tế.
  • Các nhân viên tham gia vào quá trình nghiên cứu và tạo ra sản phẩm cần phải đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn thuộc đúng lĩnh vực đang tham gia và phải chịu trách nhiệm với chất lượng sản phẩm được nghiên cứu tạo ra.
  • FDA đưa ra giả định trong trường hợp sản xuất để xảy ra sai sót và yêu cầu doanh nghiệp sản xuất phải đưa ra được phương pháp khắc phục thuyết phục được cơ quan FDA.

Ngoài ra các sản phẩm dù có sử dụng dịch vụ đăng ký FDA cho thực phẩm hay không cũng cần phải đáp ứng về các tiêu chuẩn khác theo quy định của cơ quan FDA. Ví dụ như các loại thực phẩm là đồ ăn, đồ uống hoặc thực phẩm chế biến cần phải tuân thủ tiêu chuẩn HACCP.

Tìm hiểu thêm:  FDA 510k là gì? Đối tượng nào được gửi yêu cầu FDA 510k?

Đối với thực phẩm đóng hộp thì phải có hàm lượng axit thấp đúng theo tiêu chuẩn. Ngoài ra các loại thực phẩm cần phải đảm bảo về quy định dán nhãn, quy định về thành phần, công dụng, có đánh giá chứng nhận an toàn GRAS, phản ứng yêu cầu về cGMP, sai số cho phép dành cho thuốc trừ sâu phù hợp tiêu chuẩn EPA và FDA…. 

Khó khăn trong thủ tục làm chứng nhận FDA

Chỉ những loại thực phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn FDA và thực hiện đúng thủ tục thì mới được cấp chứng nhận FDA. Tương tự thủ tục đăng ký fda cũng khá khắt khe và yêu cầu phải thực hiện hàng loạt nhiệm vụ khác nhau. Quy trình bao gồm những bước chính như sau:

  • Thanh toán phí đăng ký giao hàng năm qua đường link https://userfees.fda.gov/OA_HTML/furl.jsp
  • Đăng ký và đăng nhập vào hệ thống FURLS tại địa chỉ https://www.access.fda.gov/oaa/
  • Đăng ký các thông tin cơ bản của doanh nghiệp
  • Chuẩn bị hồ sơ
  • Đăng ký mã số DUNS
  • Chỉ định đại lý tại Hoa Kỳ và cung cấp thông tin về đại lý
  • Đăng ký cơ sở thực phẩm
  • Nhận chứng nhận FDA nếu các thông tin chính xác và đáp ứng đủ tiêu chuẩn FDA về thực phẩm đã đăng ký

Điều quan trọng là doanh nghiệp phải có sự liên kết với một đại lý ở Mỹ giúp cơ quan FDA có thể liên hệ dễ dàng hơn. Thời gian hoàn tất thủ tục khá giải có thể lên đến hàng tháng chỉ vài tháng nếu như không hiểu rõ quy trình.

Nên hay không nên sử dụng dịch vụ đăng ký FDA cho thực phẩm?

Không ít người thắc mắc liệu có nên sử dụng dịch vụ đăng ký FDA cho thực phẩm không vì thường dễ mất thêm chi phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên bất cứ cái gì cũng có giá của nó. Nếu không sử dụng dịch vụ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tự mình xoay xở để tìm hiểu thông tin, đăng ký chứng nhận, tìm đại lý tại Mỹ…

Nhất là khi Việt Nam vẫn chưa có văn phòng đại diện chính thức của cơ quan FDA nên thông tin hỗ trợ vẫn còn khá nhiều hạn chế. việc sử dụng dịch vụ sẽ giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải để có thể đăng ký chứng nhận FDA thành công trong thời gian ngắn. Các loại thực phẩm sẽ không bị quá hạn hoặc vận chuyển quay đầu do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Quý vị đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký FDA cho thực phẩm uy tín? Hãy liên hệ với ISOquocte – đơn vị chuyên hỗ trợ làm chứng nhận Quốc tế qua hotline 0909.099.583 (Ms.Lam) để được nhận tư vấn và hỗ trợ dịch vụ chuyên nghiệp nhé!

Bài viết liên quan