Mối quan hệ giữa chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy 

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Mối quan hệ giữa chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy 

Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thường đi đôi với nhau trong quá trình đánh giá sản phẩm, hàng hóa, vụ trước khi lưu thông ngoài thị trường. Quy định cụ thể được căn cứ tại Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 và Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007.

>>>> Xem thêm

♦  Quy định công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng thực phẩm

♦  Thủ tục công bố hợp quy máy tính theo Thông tư mới nhất 2020

Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

Phân biệt chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

Hợp quy có nghĩa là phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Quy chuẩn kỹ thuật là những quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường cùng những đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ.

Tất cả nhằm mục đích bảo đảm an toàn vệ sinh và sức khỏe con người; bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia; bảo vệ động thực vật, môi trường; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và những yêu cầu khác. Quy chuẩn kỹ thuật ban hành dưới dạng văn bản bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đối tượng được quy định bắt buộc phải áp dụng.

Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy có mối quan hệ với nhau thông qua quy chuẩn kỹ thuật. Trong đó chứng nhận hợp quy là việc đánh giá và xác nhận chất lượng của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Một sản phẩm có thể chứng nhận hợp quy nhưng chưa chắc đã phải công bố hợp quy. Ngược lại một sản phẩm bắt buộc công bố hợp quy thì chắc chắn phải chứng nhận hợp quy.

Đối tượng của chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

Đối tượng của chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy là gì? Đối tượng của chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy là hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.

Chứng nhận công bố hợp quy là yêu cầu bắt buộc với các đối tượng được quy định trong danh mục. Danh mục ở đây là danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn chịu thẩm quyền quản lý của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Một số căn cứ pháp lý đối với những sản phẩm bắt buộc phải công bố hợp quy bao gồm:

  • Thông tư số 31/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về Danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý từ Bộ Y tế.
  • Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT về danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn chịu quản lý từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Thông tư 11/2020/TT-BTTTT về danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn thuộc chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông chịu quản lý từ Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT về danh mục hàng hóa sản phẩm gây mất an toàn quản lý bởi Bộ Giao thông vận tải.
  • Thông tư số 13/VBHN-BCT về danh mục hàng hóa, sản phẩm gây mất an toàn chịu quản lý của Bộ Công thương.
  • Thông tư số 14/TT-BCA về danh mục hàng hóa, sản phẩm gây mất an toàn thuộc quyền quản lý của Bộ Công An.
  • Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH về hàng hóa, sản phẩm gây mất an toàn chịu quản lý bởi Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
Tìm hiểu thêm:  Quy định trong sử dụng dấu công bố hợp quy

Nguyên tắc chứng nhận công bố hợp quy

Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy được tiến hành dựa trên kết quả chứng nhận sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quy định trong Danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn chịu thẩm quyền quản lý của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Chi tiết về các phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định tại điều 5, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Cụ thể có tổng cộng 8 phương thức đánh giá sự phù hợp. Các phương thức đánh giá sự phù hợp cho quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, môi trường, quá trình được quy định cụ thể tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 

Phương thức đánh giá sự phù hợp được tiến hành phải ghi cụ thể trên giấy chứng nhận hợp quy. Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy và kết quả đánh giá sự phù hợp theo một trong hai trường hợp dưới đây:

  • Trường hợp kết quả chứng nhận hợp quy thực hiện đúng theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và sử dụng kết quả do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện;
  • Trường hợp sử dụng kết quả tự đánh giá sự phù hợp được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. 

Việc tiến hành thử nghiệm phục vụ cho hoạt động đánh giá hợp quy phải được tiến hành tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký phù hợp với quy định tại khoản 5, điều 3, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. 

Trong trường hợp hàng hóa, sản phẩm chịu sự quản lý bởi nhiều huy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì cá nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành tương ứng. Đồng thời dấu hợp quy chỉ có thể sử dụng khi hàng hóa, sản phẩm đó đã thực hiện đầy đủ những biện pháp quản lý theo quy định tại những quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

Tìm hiểu thêm:  Giải thích công bố hợp quy có bắt buộc không

Mối liên hệ giữa chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

Như đã nêu, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cá nhân, tổ chức muốn công bố hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ của mình thì bắt buộc phải chứng nhận hợp quy. Tùy thuộc vào từng quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu với hồ sơ và thủ tục chứng nhận công bố hợp quy cũng sẽ khác nhau.

Điển hình như sản phẩm, hàng hóa là thực phẩm sẽ phải chịu sự quản lý của Bộ Y tế. Đối tượng công bố hợp quy là những thực phẩm đã qua chế biến được bao gói sẵn, vật liệu bao gói, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm hoặc dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Trong trường hợp này cá nhân, tổ chức phải tuân theo những quy định có tải Thông tư 31/2017/TT-BYT của Bộ Y tế để được cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Về cơ bản công bố hợp quy là phương thức để doanh nghiệp thể hiện hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của mình đã đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng và đem đến niềm tin cho khách hàng.

Giấy chứng nhận hợp quy được cấp chính là cơ sở để cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ công bố hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận. Chứng nhận hợp quy được cấp dễ bao gồm các thông tin cơ bản về đơn vị sản xuất, thông số kỹ thuật của sản phẩm, thời hạn, phương thức đánh giá và dấu hợp quy.

Chỉ khi công bố hợp quy thì dấu hợp quy mới chính thức được đưa vào sử dụng. Quy định liên quan đến việc in ấn và sử dụng dấu hợp quy được quy định tại khoản 2, điều 4, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thay đổi thông tin, nội dung của hồ sơ công bố hợp quy liên quan đến tính năng, đặc điểm hoặc công dụng của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã công bố hợp quy thì phải tiến hành thực hiện công bố hợp quy lại.

Trong suốt thời hạn của chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy, cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm Duy trì sự phù hợp thông qua việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ. Khi hết thời hạn của chứng nhận hợp quy mà vẫn muốn tiếp tục sử dụng giấy chứng nhận này thì cá nhân tổ chức phải tiến hành chứng nhận lại.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua Hotline 0908 060 060 để được nhận hỗ trợ kịp thời.

Bài viết liên quan