Giấy chứng nhận ISO 9001 và những điều cần biết

  1. Trang chủ
  2. ISO 9001
  3. Giấy chứng nhận ISO 9001 và những điều cần biết

Giấy chứng nhận ISO 9001 là điều mà bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được. Chứng nhận ISO 9001 có hiệu lực trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Giấy chứng nhận này có nội dung là gì? Những thông tin cơ bản ra sao? Đối tượng nào được cấp chứng nhận?

>>> Xem thêm:

♦     Giải mã tư duy dựa trên rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 9001 2015

♦      Sổ tay chất lượng ISO 9001 2015 và những thông tin cần có

 

Tiêu chuẩn ISO 9001 và chứng nhận ISO 9001

Giấy chứng nhận ISO 9001 hay còn gọi là chứng chỉ ISO 9001 được công nhận khắp thế giới như một hình thức chứng nhận mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn đạt được. Đây là bằng chứng cho thấy tổ chức đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 đạt yêu cầu.

chứng nhận ISO 9001 gồm một bộ hồ sơ pháp lý mà tổ chức chứng nhận cấp cho doanh nghiệp sau khi đã hoàn tất quy trình đánh giá chứng nhận. Kết quả đánh giá chứng nhận ISO 9001 thể hiện trực tiếp thông qua hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn này.

Theo đó tiêu chuẩn ISO 9001 là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới hiện nay được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO. Phiên bản đầu tiên ra đời năm 1987. Sau đó tổ chức ISO đã cải tiến về mặt nội dung để ban hành 4 phiên bản tiếp theo thay thế cho những phiên bản liền trước.

Tiêu chuẩn hiện hành là ISO 9001:2015 được ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 để thay thế cho tiêu chuẩn ISO 9001:2008. ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu cho phép các tổ chức có thời gian 3 năm để tiến hành chuyển đổi từ phiên bản cũ. Từ ngày 24 tháng 9 năm 2018 trở đi Giấy chứng nhận phù hợp ISO 9001 phiên bản 2015 chính thức có hiệu lực và thay thế hoàn toàn cho giấy chứng nhận ISO 9001:2008.

Sơ lược về nội dung và hồ sơ giấy chứng nhận ISO 9001

Theo quy định hiện hành chứng nhận ISO 9001 chỉ được cấp cho các tổ chức đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này. 

Hồ sơ chứng nhận ISO 9001

Giấy chứng nhận ISO 9001 bao gồm một bộ hồ sơ pháp lý được cấp bởi tổ chức chứng nhận cho doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất quy trình chứng nhận và cho kết quả phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Khi đó hồ sơ chứng nhận ISO 9001 sẽ bao gồm ba tài liệu:

  • Giấy chứng nhận ISO 9001;
  • Quyết định cấp giấy chứng nhận ISO 9001;
  • Quyết định về việc sử dụng dấu chứng nhận ISO 9001.
Tìm hiểu thêm:  Yêu cầu về quy trình bán hàng ISO 9001 2015 cần biết

Không chỉ doanh nghiệp được cấp chứng nhận ISO 9001 mà cả tổ chức chứng nhận cũng phải lưu trữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình đánh giá chứng nhận để làm bằng chứng cho việc kiểm soát sau này.

Nội dung của giấy chứng nhận ISO 9001

Giấy chứng nhận ISO 9001 hiện hành được cấp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Chứng nhận được cấp cho doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

  • Tên của tổ chức cấp chứng nhận;
  • những thông tin cơ bản về doanh nghiệp được cấp chứng nhận ISO 9001;
  • Tên của tiêu chuẩn chứng nhận;
  • Phạm vi của giấy chứng nhận;
  • Mã số chứng nhận;
  • Ngày cấp và ngày hết hạn của giấy chứng nhận;
  • Dấu chứng nhận;
  • Các thông tin khác liên quan.

Chứng nhận ISO 9001 được cấp sẽ có hiệu lực trong thời hạn 3 năm theo đúng thời gian ghi trên giấy. Trong thời hạn này doanh nghiệp phải chịu giám sát định kỳ từ 6 đến 12 tháng/ lần tùy theo thỏa thuận của doanh nghiệp với tổ chức chứng nhận.

Phạm vi và đối tượng của tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Tất cả tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đều có cơ hội đạt được giấy chứng nhận ISO 9001. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 quy định những yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức, doanh nghiệp có mong muốn:

  • Chứng tỏ khả năng cung cấp ổn định sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và yêu cầu luật định, chế định hiện hành;
  • Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua áp dụng có hiệu lực hệ thống. Trong đó bao gồm các quá trình để cải tiến hệ thống và đảm bảo tính phù hợp đối với những yêu cầu của khách hàng, yêu cầu chế định, luật định hiện hành.

Tất cả yêu cầu có trong tiêu chuẩn ISO 9001 2015 mang tính chất khái quát và cho phép áp dụng với mọi tổ chức không phân biệt về quy mô, không phân biệt về loại hình, phân biệt về dịch vụ, sản phẩm sản xuất, cung ứng. Lưu ý sản phẩm và dịch vụ ở đây chỉ áp dụng cho những sản phẩm, dịch vụ dự kiến cung cấp cho khách hàng hoặc đã được khách hàng yêu cầu.

Tổ chức chứng nhận ISO 9001:2015

Không phải tổ chức nào cũng có quyền được đánh giá và chứng nhận ISO 9001:2015. Theo quy định của Diễn đàn công nhận quốc tế IAF (tập hợp của những tổ chức Công nhận hàng đầu thế giới), tổ chức công nhận là thành viên của IAF chỉ được công nhận khi có đầy đủ năng lực và hoạt động theo nguyên tắc độc lập khách quan. 

Mọi hoạt động của tổ chức thành viên phải được thiết lập dựa trên thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau giữa các tổ chức công nhận thành viên nhằm đảm bảo giấy chứng nhận được công nhận có hiệu lực trên phạm vi toàn thế giới. Vậy dựa trên 2 nguyên tắc đó kết hợp với yêu cầu của pháp luật Việt Nam thì tổ chức chứng nhận cũng như cấp giấy chứng nhận ISO 9001 cần phải đảm bảo:

  • Tổ chức chứng nhận ISO 9001 là pháp nhân có tư cách về mặt pháp lý rõ ràng;
  • Tổ chức chứng nhận ISO 9001 là đơn vị được chỉ định (cấp phép) hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc chỉ định cần phải được tiến hành dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam và đảm bảo tuân thủ những quy tắc chứng nhận của thế giới;
  • Tổ chức chứng nhận ISO 9001 phải được công nhận là một thành viên nằm trong diễn đàn IAF. tức là tổ chức chứng nhận đã được thừa nhận về năng lực theo chuẩn mực chung của thế giới và được công nhận tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác.
Tìm hiểu thêm:  Tổng hợp quy trình quản lý ISO 9001 2015

Những điều kiện trên thì hiện tại Việt Nam có hai hình thức pháp nhân được phép chứng nhận ISO 9001 là tổ chức chứng nhận Việt Nam đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam và tổ chức chứng nhận nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp khi lựa chọn tổ chức chứng nhận cần yêu cầu kiểm tra các giấy tờ pháp lý liên quan bao gồm giấy phép đăng ký hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận đã được chỉ định, hồ sơ năng lực của chuyên gia, giấy phép đăng ký kinh doanh và những hồ sơ khác liên quan.

Sơ lược tiến trình đạt chứng nhận ISO 9001:2015

Các tổ chức muốn đạt được chứng chỉ ISO 9001 thì trước hết phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 hiện hành. Lãnh đạo cao nhất nhận thấy hệ thống quản lý chất lượng đã sẵn sàng để đánh giá chứng nhận thì sẽ tiến hành:

  • Đăng ký chấm dứt với tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 phù hợp với các điều kiện theo đúng quy định;
  • Hai bên tiến hành thỏa thuận về thời gian, quy trình và những thông tin liên quan khác;
  • tổ chức cung cấp thông tin để tổ chức chứng nhận xem xét và lập kế hoạch đánh giá phù hợp;
  • Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá tài liệu và đánh giá tại thực địa;
  • Doanh nghiệp, tổ chức có cơ hội sửa đổi những sai sót trong hệ thống quản lý chất lượng;
  • Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá lần 2 và thẩm xét hồ sơ trước khi quyết định cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp hay không.
  • Cấp giấy chứng nhận ISO 9001 cho đơn vị đã đăng ký;
  • Tiến hành đánh giá giám sát định kỳ.

Quý vị muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0909.099.583 (Ms.Lam) – 0904.889.859 (Ms.Hoa) – 0909.099.583 (Ms.Lam) để được hỗ trợ dịch vụ 24/7 nhé!

Bài viết liên quan