Chứng nhận hợp quy sika và đơn vị cấp chứng nhận uy tín 

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Chứng nhận hợp quy sika và đơn vị cấp chứng nhận uy tín 

Chứng nhận hợp quy sika là một trong những chứng nhận phổ biến thuộc nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng, ngành xây dựng. Vật liệu sika là gì? Quy định khi chứng nhận hợp quy thế nào? Căn cứ pháp lý ra sao?

>>> Xem thêm

♦  Quy định về chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng

♦  Quy trình cấp giấy chứng nhận hợp quy thép chuẩn 2020

Chứng nhận hợp quy sika

Chứng nhận hợp quy sika

Vật liệu sika là gì? Phân loại vật liệu chống thấm sika

Sika là vật liệu sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng hiện nay. Hiểu một cách đơn giản thì sika là vật liệu chống thấm được sản xuất bởi Công ty thuộc Tập đoàn Sika SG của Thụy sĩ. Sở dĩ sika được sử dụng phổ biến là do những lợi ích mà vật liệu này đem đến cho các công trình.

Ngoài công dụng chính là chống thấm cho mái, sàn thì dung dịch sika còn có thể sử dụng kết hợp với các chất phụ gia khác. Mục đích là ứng dụng trong công nghiệp và xây dựng dân dụng. Ứng dụng phổ biến của vật liệu sika là các công trình như trần nhà, sân thượng nhà cao tầng, sàn nhà vê sinh, tầng hầm, hố thang máy, bể chứa nước ngầm, tường không trát mặt ngoài…

Về mặt chủng loại, sika được cung cấp với nhiều loại khác nhau, mức giá khác nhau để phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính của mỗi khách hàng. Cụ thể có 3 loại chính gồm:

  • Hóa chất chống thấm sika

Hóa chất chống thấm sika là vật liệu sử dụng nhiều nhất trong số các loại vật liệu sika hiện nay. Sản phẩm xuất hiện ở nhiều nơi từ khách sạn đến nhà ở dân sinh, từ trường học đến các tòa nhà lớn. Hơn nữa cách sử dụng đơn giản nên sản phẩm cũng được ưa chuộng hơn. Người dùng chỉ cần quét trực tiếp hóa chất chống thấm lên bề mặt để tạo thành một lớp bảo vệ là được.

  • Màng chống thấm sika

Nếu so sánh với hóa chất chống thấm sika thì màng chống thấm ít được sử dụng hơn. Tuy nhiên dòng sản phẩm này có ưu điểm về độ bền. Hiện nay trên thị trường có hai loại là màng chống thấm khò nóng và màng chống thấm tự dính. Cả hai đều có độ bền lên đến hàng trăm năm, chi phí không quá cao, dễ sử dụng. Tuy nhiên màng chống thấm khò nóng yêu cầu về kỹ thuật cao hơn so với màng chống thấm tự dính.

  • Băng cản nước sika

Băng cản nước sika là loại vật liệu xây dựng được sản xuất từ nhựa nguyên sinh PVC. Vì vậy sản phẩm có độ bền cao, khả năng chống thấm nước cực tốt. Ứng dụng chủ yếu của băng cản nước sika là thi công hồ thủy điện, bể chứa nước diện tích lớn hoặc hồ thủy lợi…

  • Phụ gia bê tông sika

Phụ gia bê tông sika được sử dụng với mục đích tăng cường khả năng kết dính của các vật liệu tạo thành bê tông. Thông qua đó giúp bê tông có khả năng chống chịu tốt hơn.

Tìm hiểu thêm:  Tham khảo 6 bước trong thủ tục chứng nhận hợp quy

Quy định về chứng nhận hợp quy sika

Sika là vật liệu chống thấm. Theo đúng quy định về chứng nhận hợp quy ban hành theo QCVN 16:2014/BXD thì loại vật liệu này bắt buộc phải chứng nhận hợp quy. Cụ thể chứng nhận hợp quy sika căn cứ theo các tiêu chí kỹ thuật bao gồm cường độ bám dính sau ngâm nước, cường độ bám dính sau lão hóa nhiệt, khả năng tạo cầu vết nứt ở điều kiện thường…

Theo đó vật liệu chống thấm sẽ được đánh giá sự phù hợp theo một trong 2 phương thức thuộc 8 phương thức được quy định tại Điều 5, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Hai phương thức áp dụng bao gồm:

  • Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, quá trình giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với việc đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này chỉ áp dụng với các sản phẩm sản xuất trong nước và yêu cầu nhà sản xuất phải có Chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
  • Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, lô hàng hóa được áp dụng với các sản phẩm sản xuất và nhập khẩu.

Tuy nhiên hiện nay QCVN 16:2014/BXD được ban hành cùng với Thông tư 15/2014/TT-BXD đã không còn hiệu lực. Thông tư mới được ban hành là Thông tư số 10/2017/TT-BXD sau đó là Thông tư 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/07/2020. 

Thông tư 10/2017/TT-BXD kể từ khi có hiệu lực sẽ thay thế Thông tư số 15 ban hành trước đó. Ngay từ khi Thông tư số 10 ban hành thì Vật liệu chống thấm đã không còn nằm trong danh mục phải chứng nhận hợp quy. Tương tự như vậy đối với Thông tư mới nhất đang được áp dụng – Thông tư 19/2019/TT-BXD.

Các sản phẩm vật liệu xây dựng phải chứng nhận hợp quy

Tuy chứng nhận hợp quy sika không bắt buộc nhưng các vật liệu xây dựng khác vẫn nằm trong danh mục phải chứng nhận hợp quy. Thông tin cụ thể được chi tiết trong Thông tư 19/2019/TT-BXD với tiêu chuẩn QCVN 16:2014/BXD. Trong đó bao gồm 7 nhóm vật liệu:

  • Nhóm vật liệu xây dựng xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông;
  • Nhóm vật liệu cốt liệu xây dựng;
  • Nhóm vật liệu xây dựng gạch, đá ốp lát;
  • Nhóm vật liệu xây;
  • Nhóm vật liệu kính xây dựng;
  • Nhóm vật liệu xây dựng khác.
Tìm hiểu thêm:  Quy định về chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng

Các sản phẩm nằm trong danh mục thuộc Thông tư 19/2019/TT-BXD bắt buộc phải chứng nhận hợp quy trước khi doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức đưa sản phẩm lưu thông ngoài thị trường. Chứng nhận có thời hạn được ghi trong giấy chứng nhận hợp quy hoặc không quá 3 năm kể từ ngày được ký Thông báo công bố hợp quy.

Quy định với tổ chức chứng nhận hợp quy

Quá trình chứng nhận hợp quy yêu cầu 2 tiêu chí. Một là sản phẩm, hàng hóa phải được đánh giá, xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật. Hai là đơn vị chứng nhận hợp quy phải đáp ứng được quy định theo đúng pháp luật. Cụ thể:

  • Tổ chức chứng nhận hợp quy phải là tổ chức có năng lực chứng nhận hàng hóa, sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD.
  • Tổ chức chứng nhận hợp quy phải có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
  • Tổ chức thử nghiệm phải là tổ chức có năng lực thử nghiệm hàng hóa, sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp với Quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD. Đồng thời tổ chức thử nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 154/2018/NĐ-CP, Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định 62/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Tổ chức đáp ứng được điều kiện mới được phép chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục. Trước đó chứng nhận hợp quy sika cũng được áp dụng như vậy. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa của mình sẽ tiến hành thỏa thuận với tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định.

Chứng nhận hợp quy ở đâu hiệu quả?

ISO Quốc tế là Văn phòng chứng nhận uy tín liên kết trực tiếp với nhiều tổ chức chứng nhận, công nhận Quốc tế. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có thể yên tâm sử dụng dịch vụ để chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa của mình cũng như yêu cầu các chứng nhận toàn cầu thuộc nhiều lĩnh vực khác.

Điển hình như chứng nhận ISO 9001, ISO 22000, ISO 13485, ISO 50001… Quý vị còn được hỗ trợ qua dịch vụ tư vấn miễn phí, giải đáp thắc mắc tức thời. Dịch vụ chất lượng, thái độ phục vụ chuyên nghiệp cùng đội ngũ chuyên gia có trình độ cao cam kết đem đến sự hài lòng cho mỗi khách hàng.

Mọi thắc mắc xin liên hệ tới Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế qua hotline 0908 060 060 hoặc truy cập website https://isoquocte.com/ để được tư vấn chi tiết nhé!

ISO Quốc tế luôn mong muốn có thể trở thành bạn đồng hành đáng tin cậy của mọi khách hàng.

Bài viết liên quan