Yêu cầu với đối tượng áp dụng ISO 22000

  1. Trang chủ
  2. ISO 22000
  3. Yêu cầu với đối tượng áp dụng ISO 22000

Đối tượng áp dụng ISO 22000 giúp định hướng toàn bộ hoạt động triển khai cũng như xin cấp chứng nhận. Những đối tượng nào phải áp dụng tiêu chuẩn này? Yêu cầu với các đối tượng triển khai như thế nào? 

>>> Xem thêm

♦   Chi tiết quy trình và thủ tục ISO 22000 chính xác

♦    Đánh giá sự thay đổi giữa 2 phiên bản ISO 22000 word 

Đối tượng áp dụng ISO 22000

Đối tượng áp dụng ISO 22000

Hai phiên bản của tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO – Cơ quan phi chính phủ chuyên thiết lập các tiêu chuẩn có phạm vi toàn cầu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tiêu chuẩn ISO 22000 cũng là một trong số hơn 20.000 tiêu chuẩn do tổ chức này ban hành tính đến thời điểm hiện tại.

Tiêu chuẩn ISO 22000 có tên đầy đủ là ISO 22000 Food Safety Management Systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm). Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định đối với hệ thống an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra và sự an toàn cho người tiêu dùng.

Phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành ngày 1 tháng 9 năm 2005. Việt Nam cũng ban hành tiêu chuẩn quốc gia có giá trị tương đương là tcvn ISO 22000:2007. Tiêu chuẩn ISO 22000 2018 ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2018 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 22000:2005 có sự thay đổi đáng kể về mặt nội dung.

Tuy nhiên cả hai đều hướng đến một đối tượng áp dụng ISO 22000. Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng dựa trên nền tảng là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP, chương trình tiên quyết GMP.

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng dựa trên nền tảng của tiêu chuẩn ISO 9000. Vì vậy đối tượng áp dụng đều là các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên đối tượng của ISO 22000 có phần cụ thể hơn.

Yêu cầu chung về đối tượng áp dụng ISO 22000

Đối tượng áp dụng ISO 22000 là tất cả tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Những đối tượng này không quy định về quy mô hai lĩnh vực sản xuất, kể cả gián tiếp hay trực tiếp đều có thể áp dụng.

Việt Nam cũng triển khai tiêu chuẩn ISO 22000 cho cho các tổ chức trong nền kinh tế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn cho người dùng cuối cùng. Vì vậy các tổ chức tại Việt Nam phải áp dụng theo Luật, Thông tư, Nghị định và các văn bản liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm kết hợp với tiêu chuẩn ISO 22000. Việc xây dựng tiêu chuẩn này mang tính chất tự nguyện.

Tìm hiểu thêm:  Tổng hợp những điều không thể không biết về chứng nhận ISO 22000:2018

Chi tiết về đối tượng áp dụng ISO 22000

Tất cả yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 2018 là yêu cầu chung nhất và áp dụng cho tất cả tổ chức trong chuỗi thực phẩm, không phân biệt hành động gián tiếp hay trực tiếp, không phân biệt quy mô độ phức tạp trong hoạt động của tổ chức. Trong đó bao gồm cả những tổ chức liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp tới hoạt động của chuỗi thực phẩm.

Cụ thể bao gồm: nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi; nông dân; người thu hoạch động thực vật hoang dã; nhà sản xuất các thành phần nguyên liệu; nhà bán lẻ; nhà sản xuất thực phẩm; các đơn vị cung cấp dịch vụ thực phẩm; đơn vị cung cấp dịch vụ làm sạch và vệ sinh; đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển, bảo quản và phân phối; nhà cung cấp thiết bị hoặc chất làm sạch, chất khử trùng; đơn vị cung cấp vật liệu bao gói và các vật liệu khác có tiếp xúc với thực phẩm.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cho phép mọi tổ chức bao gồm cả những tổ chức nhỏ và/ hoặc kém phát triển có thể áp dụng từ bên ngoài trong Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của họ. Ví dụ như trang trại nhỏ, người bán lẻ, cơ sở đóng gói – phân phối nhỏ, đại lý dịch vụ thực phẩm quy mô nhỏ đều có thể là đối tượng áp dụng ISO 22000. Tiêu chuẩn cho phép sử dụng nguồn lực nội bộ hoặc nguồn lực bên ngoài để đáp ứng được các yêu cầu.

Đối tượng cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000

Ngoài đối tượng áp dụng ISO 22000 thì còn có đối tượng cũng liên quan trực tiếp đến tiêu chuẩn này. Đó chính là các tổ chức cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000. tổ chức được quyền cấp chứng nhận ISO 22000 tại Việt Nam phải là đơn vị đã được cấp phép (chỉ định) với giấy chỉ định hợp quy từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho lĩnh vực chứng nhận.

Việc chỉ định phải được thực hiện dựa theo quy định của pháp luật Việt Nam và những quy tắc chứng nhận của thế giới. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều tổ chức thực hiện cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 nhưng vẫn chưa có giấy chỉ định cho lĩnh vực chứng nhận từ Bộ Khoa học và Công nghệ. 

Chứng nhận được cấp từ các tổ chức như vậy không phù hợp với quy định pháp luật. Các doanh nghiệp có nhu cầu chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 cần tìm hiểu rõ những giấy tờ pháp lý liên quan của tổ chức chứng nhận để tránh gặp phải tình trạng này. 

Hiện tại chỉ có hai hình thức pháp nhân là tổ chức chứng nhận hợp pháp tại Việt Nam là tổ chức chứng nhận Việt Nam đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam và tổ chức chứng nhận nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Các tổ chức này phải có giấy đăng ký hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000, giấy phép đăng ký kinh doanh và hồ sơ năng lực.

Tìm hiểu thêm:  Chi tiết yêu cầu kiểm soát mối nguy theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Yêu cầu về phạm vi áp dụng cho tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn hiện hành là ISO 22000:2018 có nội dung được xây dựng dựa trên cấu trúc HLS, chu trình PDCA bà nội dung từ các tiêu chuẩn liên quan. Các tổ chức nên áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản 2018 để không tốn thời gian chuyển đổi khi khi đến hạn 19 tháng 6 năm 2021.

Theo đó tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đưa ra quy định về các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho các tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động trong chuỗi thực phẩm. Những tổ chức này triển khai Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm mục đích:

  • Hoạch định, thực hiện, duy trì và cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ an toàn theo đúng mục đích sử dụng dự kiến của chúng;
  • Chứng minh sự phù hợp đối với những yêu cầu về an toàn thực phẩm theo đúng luật định và chế định hiện hành;
  • Ước lượng, đánh giá được các yêu cầu về an toàn thực phẩm đã thỏa thuận với khách hàng, đồng thời chứng minh được sự phù hợp với những yêu cầu đó;
  • Truyền đạt có hiệu lực những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm với các bên liên quan thuộc chuỗi thực phẩm;
  • Đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ đúng các chính sách về an toàn thực phẩm mà họ đã công bố;
  • Chứng minh sự phù hợp với các bên quan tâm có liên quan như khách hàng, đối tác, nhà cung ứng…;
  • Hỗ trợ đề nghị tổ chức bên ngoài chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hoặc tiến hành tự đánh giá, tự công bố sự phù hợp với tiêu chuẩn này.

Khi nào được cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000?

Đối tượng áp dụng ISO 22000 sẽ được cấp chứng nhận khi áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo đúng các yêu cầu trong tiêu chuẩn này. Quá trình triển khai phải được đánh giá thông qua tài liệu, hồ sơ và đánh giá thực địa bởi tổ chức được cấp chứng chỉ cho lĩnh vực chứng nhận theo đúng quy định.

Khi tổ chức áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả thì sẽ được cấp chứng nhận với hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp tổ chức được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 2005 thì sẽ có hiệu lực đến hết ngày 18 tháng 6 năm 2021. Mọi thắc mắc xin liên hệ tới Văn phòng chứng nhận kiểm tra chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0908 060 060  để được hỗ trợ giải đáp nhé!

Bài viết liên quan