Yêu cầu chung và phạm vi áp dụng của TCVN ISO 22000

  1. Trang chủ
  2. ISO 22000
  3. Yêu cầu chung và phạm vi áp dụng của TCVN ISO 22000

TCVN ISO 22000 là Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam có giá trị tương đương với tiêu chuẩn ISO 22000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành. Nội dung cơ bản của tiêu chuẩn này như thế nào? Yêu cầu chung và phạm vi áp dụng ra sao?

>>> Xem thêm

♦  Nội dung cần có khi download tài liệu ISO 22000

♦   Thông tin cung cấp từ dịch vụ tư vấn ISO 22000

TCVN ISO 22000

TCVN ISO 22000

Giá trị của tiêu chuẩn TCVN ISO 22000

Tiêu chuẩn TCVN ISO 22000 có giá trị tương đương với tiêu chuẩn ISO 22000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành. Có thể nói đây là phiên bản Việt hóa của tiêu chuẩn ISO 22000. Vì vậy tiêu chuẩn ISO 22000 có bao nhiêu phiên bản thì tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam TCVN ISO 22000 cũng có bấy nhiêu phiên bản. Cụ thể:

  • Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được ban hành vào nă 2005 là phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 22000. Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam cũng được ban hành sau đó 2 năm với tên gọi Tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2007.
  • Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được ban hành vào ngày 19/06/2018 để thay thế cho tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Tiêu chuẩn này có tên gọi chính thức là ISO 22000 Food Safety Management Systems – Requirements for any organization in the food chain tức Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Tương ứng với đó là Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam TCVN ISO 22000:2018.

Tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018 có giá trị hoàn toàn tương đương với Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đưa ra quy định về các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018 được biên sạn bởi Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tính hiệu lực của tiêu chuẩn ISO 22000

Giá trị của tiêu chuẩn TCVN ISO 22000 tương đương với tiêu chuẩn ISO 22000 nên tính hiệu lực cũng như vậy. Tính đến hiện tại, cả hai phiên bản của tiêu chuẩn ISO 22000 vẫn có thể áp dụng được. Tổ chức ISO dành thời gian 3 năm cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm tiến hành chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Như vậy:

  • Thời hạn trước ngày 19/06/2018, các doanh nghiệp áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được cấp giấy chứng nhập hợp quy sẽ có thể tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hiệu lực theo thời hạn ghi trên giấy. Trong thời gian giấy chứng nhận có hiệu lực, nếu tổ chức muốn chuyển đổi sang ISO 22000:2018 thì có thể đăng ký.
  • Thời hạn từ 19/06/2018 đến hết ngày 18/06/2018, các doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng giữa giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2005 hoặc ISO 22000:2018 đều có hiệu lực. Tuy nhiên giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2005 chỉ có hiệu lực đến hết ngày 18/06/2021 kể cả khi chưa hết thời hạn 3 năm.
  • Từ ngày 19/06/2021 trở đi, các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2005 thời điểm này chính thức hết hiệu lực.
Tìm hiểu thêm:  Quy định về thời hạn chuyển đổi tiêu chuẩn ISO 22000

Yêu cầu chung với tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Tiêu chuẩn TCVN ISO 22000 phiên bản 2018 là văn bản mà các tổ chức, doanh nghiệp nên áp dụng tại thời điểm nay. Việc áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 giúp cải tiến toàn bộ kết quả với vấn đề an toàn thực phẩm. Các tổ chức sẽ nhận được hàng loại lợi ích thiết thực thông qua:

  • Tăng khả năng cung cấp ổn định các sản phẩm, dịch vụ, thực phẩm an toàn và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định, chế định hiện hành;
  • Giúp doanh nghiệp, tổ chức có thể giải quyết được rủi ro liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm;
  • Giúp doanh nghiệp chứng minh được sự phù hợp với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm để xin cấp chứng nhận, tạo niềm tin tới khách hàng, đối tác, các nhà cung ứng.

Để thực hiện được điều đó, các tổ chức cần phải vận dụng tiêu chuẩn ISO 22000 dựa trên việc tiếp cận theo quá trình, áp dụng chu trình PDCA với tư duy dựa trên rủi ro. Trong đó cách tiếp cận theo quá trình sẽ giúp tổ chức oạch định được các quá trình và sự tương tác giữa các quá trình đó.

Chu trình PDCA không chỉ được áp dụng cho tiêu chuẩn TCVN ISO 22000 mà còn tiếp cần với nhiều tiêu chuẩn ISO khác. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản gồm Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động với mục đích giúp tổ chức cung cấp nguồn lực, quản lý nguồn lực thoải đáng. Đồng thời xác định, thực hiện các cơ hội cải tiến.

Kết hợp với đó là tư duy dựa trên rủi ro giúp xác định những yếu tố có thể làm các quá trình và Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức chệch khỏi kết quả đã hoạch định trước đó. Mặt khác tư duy dựa trên rủi ro còn giúp đưa ra những biện pháp kiểm soát để ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm thiểu đến mức có thể chấp nhận được với các tác động bất lợi.

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018

Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ISO 22000 đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đối tượng triển khai Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. 

Tìm hiểu thêm:  Tổng hợp yêu cầu xem xét của lãnh đạo theo TCVN ISO 22000:2005

Mục đích của phạm vi áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam TCVN ISO 22000 và tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho tổ chức áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp với hoạt động trong chuỗi thực phẩm. Quá trình này nhằm mục đích:

  • Hoạch định, thực hiện, áp dụng, duy trì và cập nhật liên tục Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn theo đúng mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm, dịch vụ đó;
  • Chứng minh sự phù hợp đối với các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo đúng luật định, chế định hiện hành;
  • Ước lượng, đánh giá các yêu cầu về vấn đề an toàn thực phẩm đã được thỏa thuận với khách hàng đồng thời chứng minh sự phù hợp với những yêu cầu đó;
  • Truyền đạt mang tính hiệu lực những vấn đề an toàn thực phẩm đối với nhũng bên quan tâm thuộc chuỗi thực phẩm;
  • Chứng minh sự phù hợp với những bên quan tâm;
  • Đề nghị tổ chức thứ 3 bên ngoài chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hoặc tiến hành tự đánh giá, tự công bố sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018

Tất cả yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 22000 phiên bản 2018 hướng đến tất cả tổ chức trong chuỗi thực phẩm, không phân biệt về mức độ phức tạp, loại hình sản xuất thực phẩm hay quy mô. Trong đó bao gồm những tổ chức liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến chuỗi thực phẩm.

Điển nhình như người thu hoạch động thực vật hoang dã, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhà sản xuất các thành phần nguyên liệu, nông dân, nhà bán lẻ, nhà sản xuất thực phẩm cho đến các tổ chức cung cấp dịch vụ thực phẩm, dịch vụ sơ chế, dịch vụ vận chuyển… có tiếp xúc với thực phẩm.

Như vậy tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cho phép mọi tổ chức bao gồm cả những tổ chức nhỏ và/ hoặc kém phát triển áp dụng những biện pháp kiểm soát từ bên ngoài theo Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Việc sử dụng các nguồn lực nội bộ hoặc/ và bên ngoài đều phải đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Quý vị vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải đáp về tiêu chuẩn ISO 22000 và TCVN ISO 22000? Hãy liên hệ với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế Liên hệ ngay qua hotline 0908 060 060 hoặc truy cập website https://isoquocte.com/  hoặc gọi qua Hotline 0908 060 060 để được giải đáp chi tiết, hỗ trợ dịch vụ chuyên nghiệp nhé!

Bài viết liên quan