Trách nhiệm của tổ chức khi tự công bố hợp quy sản phẩm

  1. Trang chủ
  2. Hợp Quy - Hợp Chuẩn
  3. Trách nhiệm của tổ chức khi tự công bố hợp quy sản phẩm

Tự công bố hợp quy sản phẩm là yêu cầu bắt buộc với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu hàng hóa phải công bố hợp quy. Các tổ chức, cá nhân này phải có trách nhiệm như thế nào? Quy định pháp luật cụ thể với công bố hợp quy ra sao?

>>> Xem thêm

♦  Tham khảo chi phí công bố hợp quy 2020 chính xác

♦   Hồ sơ và trình tự của bản công bố hợp quy

Tự công bố hợp quy sản phẩm

Tự công bố hợp quy sản phẩm

Trách nhiệm của tổ chức trong chứng nhận và công bố hợp quy

Hợp quy có nghĩa là phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật mà Nhà nước đã ban hành. Chứng nhận hợp quy là hành động đánh giá và xác nhận chất lượng của hàng hóa, sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã được quy định. Mỗi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trước khi lưu thông, sử dụng hoặc cung cấp đến người dùng đều phải tiến hành chứng nhận hợp quy.

Công bố hợp quy là hành động tự công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Toàn bộ quá trình công bố hợp quy được tiến hành dựa trên kết quả của chứng nhận hợp quy đã thực hiện trước đó.

Công bố hợp quy khác với công bố hợp chuẩn ở tính bắt buộc. Công bố hợp chuẩn là hành động cá nhân, tổ chức tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Đây là hành động hoàn toàn tự nguyện do cá nhân, tổ chức tự mình thực hiện để nâng cao chất lượng sản phẩm trong mắt khách hàng.

Ngược lại công bố hợp quy là yêu cầu và trách nhiệm bắt buộc của tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu đối với những mặt hàng, dịch vụ, sản phẩm được quy định phải công bố hợp quy. Cá nhân, tổ chức phải tiến hành công bố hợp quy trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường, dịch vụ vào sử dụng.

Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong đăng ký hồ sơ

Cá nhân, tổ chức tự công bố hợp quy phải có trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đến cơ quan chức năng có thẩm quyền. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thẩm duyệt hồ sơ và thông báo chi tiết đến cá nhân, tổ chức đăng ký công bố hợp quy. 

Hồ sơ sẽ được chuẩn bị thành hai phần. Một hồ sơ được sử dụng để lưu trữ tại cơ sở nhằm mục đích kiểm tra sau này. Hồ sơ còn lại được gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để thẩm duyệt thông qua hai phương thức là nộp trực tiếp tại cơ quan hoặc nộp qua đường bưu điện.

Tìm hiểu thêm:  Quy chuẩn đánh giá chứng nhận hợp quy gạch prime

Thành phần của hồ sơ tự công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa do cá nhân, tổ chức đăng ký hợp quy chuẩn bị được quy định rõ tại điều 14, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ sẽ được cơ quan chức năng xử lý trong thời gian tối đa 5 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy. 

Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ công bố hợp quy. Thông báo này có thời hạn theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy cấp bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc có giá trị 3 năm tính từ ngày lãnh đạo cá nhân, tổ chức xác nhận báo cáo đánh giá hợp quy.

Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì cơ quan chức năng sẽ có thông báo chi tiết đến cá nhân, tổ chức đăng ký nộp hồ sơ công bố hợp quy. Nếu cơ quan chuyên ngành có yêu cầu bổ sung hoặc nộp bản sao có công chứng, đối chiếu với bản gốc thì cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm thực hiện để hỗ trợ quá trình thẩm duyệt hồ sơ.

Trách nhiệm của cá nhân tổ chức đối với sự phù hợp

Cá nhân, tổ chức công bố hợp quy phải thực hiện thông báo trên các phương tiện thông tin thích hợp để đảm bảo người sử dụng sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ có thể tiếp cận dễ dàng. Trong suốt thời hạn của Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải duy trì liên tục ra chịu trách nhiệm về sự phù hợp của đối tượng đã công bố hợp quy.

Quá trình này được thực hiện thông qua việc duy trì kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ tùy thuộc vào từng loại sản phẩm. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện ra sản phẩm, hàng hóa đã công bố hợp quy xuất hiện sự không phù hợp trong quá trình lưu thông thì phải:

  • Lập tức thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên ngành về sự không phù hợp của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, quá trình hoặc môi trường đã công bố hợp quy;
  • Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi sản phẩm, hàng hóa đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm em đó có độ rủi ro cao, nguy cơ gây mất an toàn cho người sử dụng. Trường hợp đối tượng đã công bố hợp quy là quá trình, dịch vụ hoặc môi trường thì cần ngừng vận hành, khai thác nếu cần thiết;
  • Tiến hành xử lý và áp dụng các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
  • Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên ngành về kết quả tả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường vào lưu thông, sử dụng, kinh doanh hoặc khai thác.

Trách nhiệm khác của cá nhân, tổ chức công bố hợp quy

Ngoài những trách nhiệm trên, cá nhân, tổ chức tự công bố hợp quy sản phẩm còn phải có trách nhiệm khác bao gồm:

Tìm hiểu thêm:  Chi tiết hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy và thời hạn giải quyết

Trách nhiệm trong sử dụng dấu hợp quy

Cá nhân, tổ chức khi được cấp chứng nhận hợp quy sẽ được kèm theo mẫu dấu hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa đã chứng nhận hợp quy. Dấu hợp quy trong quá trình sử dụng phải đảm bảo:

  • Dấu hợp quy có kích thước và hình dạng theo đúng quy định tại Phụ lục I, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN;
  • Dấu hợp quy sử dụng trực tiếp trên hàng hóa, sản phẩm trên bao bì, bên trong tài liệu kỹ thuật hoặc trên nhãn gắn của hàng hóa, sản phẩm tại nơi dễ nhìn thấy, dễ đọc được;
  • Dấu hợp quy phải đảm bảo không thể bóc ra dán lại và không dễ tẩy xóa;
  • Dấu hợp quy có thể thu nhỏ hoặc phóng to theo ý muốn nhưng vẫn phải đảm bảo đúng kích thước, đúng tỉ lệ cơ bản của dấu hợp quy theo quy định tại Phụ lục I, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
  • Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện theo cùng một màu và dễ nhận biết.

Trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ công bố hợp quy

Cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ công bố hợp quy để làm cơ sở cho quá trình thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước bao gồm:

  • Trường hợp cá nhân, tổ chức tiến hành công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định thì phải lưu trữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao giấy tờ theo quy định về hồ sơ đối với trường hợp công bố dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy có tại khoản 1, điều 14, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và hồ sơ giám sát của tổ chức chứng nhận đã được chỉ định.
  • Trường hợp cá nhân, tổ chức công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá thì phải lưu trữ hồ sơ công bố hợp quy gồm các bản chính, bản sao những giấy tờ theo quy định tại khoản 2, điều 14, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và hồ sơ tự đánh giá giám sát theo kế hoạch giám sát của cá nhân, tổ chức.

Đồng thời cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng minh việc đảm bảo sự phù hợp của đối tượng đã công bố hợp quy sản với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi có yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trách nhiệm cung cấp tài liệu

Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm cung cấp bản sao giấy chứng nhận hợp quy bản chính, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho cá nhân, tổ chức kinh doanh đối tượng đã công bố hợp quy.

Trách nhiệm công bố lại

Trong trường hợp có bất cứ thay đổi nào về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy hoặc thay đổi về công dụng, đặc điểm, tính năng của đối tượng công bố hợp quy thì cá nhân, tổ chức phải thực hiện tự công bố hợp quy sản phẩm lại.

Mọi thắc mắc xin liên hệ Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế Liên hệ ngay qua hotline 0908 060 060 để được giải đáp chi tiết nhé!

Bài viết liên quan