Tầm quan trọng và văn bản thay thế tài liệu ISO 22000:2005

  1. Trang chủ
  2. ISO 22000
  3. Tầm quan trọng và văn bản thay thế tài liệu ISO 22000:2005

Tài liệu ISO 22000:2005 là một trong những văn bản quan trọng được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nhằm triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vào thực tế. Văn bản này có nguồn gốc từ đâu? Lợi ích và tầm quan trọng như thế nào? Có văn bản nào thay thế cho tài liệu này không?

 

>>> Xem thêm

♦  Tổng hợp yêu cầu xem xét của lãnh đạo theo TCVN ISO 22000:2005

♦   Quy định về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005 PDF

Tài liệu ISO 22000:2005

Tài liệu ISO 22000:2005

Sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 22000:2005

An toàn thực phẩm luôn là một trong những vấn đề nhức nhối với xã hội. Đặc biệt là khi thực phẩm kém chất lượng, sản phẩm thực phẩm còn tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan ngoài thị trường. An toàn thực phẩm liên quan trực tiếp tới sự hiện diện của những mối nguy hại trong sản phẩm từ các nơi tiêu dùng và được xác định bởi khách hàng.

Mối nguy hại về an toàn thực phẩm có thể xuất hiện tại bất cứ giai đoạn nào thuộc chuỗi thực phẩm nên cần có sự kiểm soát phù hợp. Đồng thời an toàn thực phẩm cần phải được đảm bảo nhờ sự nỗ lực của tất cả các bên tham gia trong chuỗi thực phẩm.

Mục tiêu này chính là nguyên nhân để Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO xây dựng và ban hành tài liệu ISO 22000:2005. Đây cũng là phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 22000 – ISO 22000 Food Safety Management Systems – Requirements for any organization in the food chain.

Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra quy định ảnh về các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm áp dụng cho các tổ chức nằm trong chuỗi thực phẩm. Đối tượng áp dụng không phân biệt về quy mô, không phân biệt về địa điểm, không phân biệt về mức độ phức tạp, bao gồm cả tổ chức trực tiếp và gián tiếp liên quan tới chuỗi thực phẩm.

Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn ISO 22000:2005

Thực tế trước khi tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời đã có nhiều văn bản được đưa ra để đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm. Tuy nhiên chỉ đến khi Tổ chức ISO ban hành tiêu chuẩn ISO 22000 thì văn bản này mới có hiệu lực toàn cầu và được các Quốc gia thành viên triển khai rộng rãi.

Tài liệu ISO 22000:2005 trước hết được xây dựng dựa trên hệ thống HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Point System – Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Các điều kiện do hệ thống HACCP đưa ra quy định về sản xuất thực phẩm an toàn đã được ban hành từ năm 1969. 

Tìm hiểu thêm:  Chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 kế thừa nội dung từ 7 nguyên tắc của hệ thống này nhằm xác định và đưa ra biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu mối nguy ở mức có thể chấp nhận được. Ngoài ra tiêu chuẩn ISO 22000 còn được xây dựng dựa trên nền tảng của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng.

Kết hợp với đó là các chương trình tiên quyết, điển hình như GMP để đảm bảo vệ sinh cho môi trường sản xuất thực phẩm an toàn. Ngày 1 tháng 9 năm 2005, tổ chức ISO đã chính thức ban hành tài liệu ISO 22000:2005 về mô hình hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm áp dụng cho các tổ chức sản xuất thực phẩm. Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam có giá trị tương đương là TCVN ISO 22000:2007.

Khái quát cấu trúc chúc của tiêu chuẩn ISO 22000 2005

Các tổ chức, cá nhân quan tâm có thể download ISO 22000:2005 thuvienphapluat hoặc một số website chính thống khác. Văn bản bằng tiếng Việt có thể sử dụng tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 22000:2007. Theo đó tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm áp dụng cho tất cả doanh nghiệp, tổ chức thuộc chuỗi thực phẩm.

Toàn bộ nội dung của tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng dựa theo mô hình của bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Phiên bản 2005 của tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng với cấu trúc nội dung gồm tám điều khoản. Trong đó 3 điều khoản đầu tiên có nội dung giới thiệu những thông tin cơ bản về tiêu chuẩn.

Ba điều khoản này tương ứng lần lượt là: Điều khoản 1 – Phạm vi áp dụng; Điều khoản 2 – Tài liệu viện dẫn; Điều khoản 3 – Thuật ngữ và định nghĩa. 5 điều khoản còn lại là nội dung chính về các yêu cầu đối với hệ thống an toàn thực phẩm. Cụ thể bao gồm:

  • Điều khoản 4 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
  • Điều khoản 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo;
  • Điều khoản 6 – Quản lý nguồn lực;
  • Điều khoản 7 – Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn;
  • Điều khoản 8 – Xác nhận giá trị sản xuất, kiểm tra xác nhận và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Tầm quan trọng của tài liệu ISO 22000:2005

Tài liệu ISO 22000:2005 được xây dựng đưa ra các quy định cụ thể đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Trong đó bao gồm những yếu tố quan trọng đã được thừa nhận chung để đảm bảo an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi thực phẩm từ khi nhập nguyên vật liệu đầu vào cho tới khi tiêu thụ cuối cùng. 

Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng thông qua kết hợp với bốn yếu tố quan trọng là trao đổi thông tin tác nghiệp, quản lý hệ thống, các chương trình tiên quyết và 7 nguyên tắc của hệ thống HACCP. Việc triển khai tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ giúp các tổ chức xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có hiệu lực. Điều này góp phần:

  • Giúp các tổ chức đảm bảo an toàn thực phẩm cho các sản phẩm hoặc dịch vụ khi tới tay người tiêu dùng;
  • Hạn chế tối đa tình trạng sản phẩm bị lỗi, không đảm bảo an toàn hoặc bị thu hồi;
  • Giảm thiểu các mối nguy ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm cũng như đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng;
  • Phần nào cải thiện hiệu quả của hệ thống sản xuất thực phẩm cho tổ chức;
  • Nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên trong tổ chức đối với vấn đề an toàn thực phẩm;
  • Nâng cao uy tín cho tổ chức và gây thiện cảm với khách hàng;
  • Giúp tổ chức, doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh hơn trên trường quốc tế.
Tìm hiểu thêm:  Yêu cầu chung và phạm vi áp dụng của TCVN ISO 22000

Tính hiệu lực của tài liệu ISO 22000:2005

Tài liệu ISO 22000:2005 tính đến thời điểm hiện tại chỉ còn hiệu lực trên giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Nguyên nhân là bởi Tổ chức ISO đã chính thức ban hành văn bản thay thế là tiêu chuẩn ISO 22000:2018 vào ngày 19 tháng 6 năm 2018.

Phiên bản mới đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày được ban hành. Tuy nhiên các tổ chức có thời hạn 3 năm để tiến hành chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO 22000:2005 sang phiên bản mới. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản 2005 vẫn còn hiệu lực cho đến hết ngày 18 tháng 6 năm 2021.

Từ ngày 19 tháng 6 năm 2021, giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2005 sẽ chính thức hết hiệu lực kể cả khi chưa đủ thời hạn 3 năm theo phương thức thông thường. Trong thời hạn 3 năm kể từ khi phiên bản 2018 được ban hành, tổ chức có thể lựa chọn tiếp tục sử dụng giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn cũ hoặc đăng ký chuyển đổi sang tiêu chuẩn mới.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 vẫn được xây dựng dựa trên nền tảng của phiên bản 2005. Tuy kế thừa những nội dung chính nhưng tiêu chuẩn này có sự thay đổi đáng kể về mặt cấu trúc cũng như thêm mới một số điều khoản nhằm đảm bảo sự phù hợp với thời đại.

Nổi bật hơn cả là sự thay đổi về mặt cấu trúc cấp cao HLS, áp dụng chu trình PDCA, thực hiện phương thức tiếp cận rủi ro và đưa ra mô tả rõ ràng về những thuật ngữ chính. Nội dung của từng điều khoản cũng có sự thay đổi nhất định để có thể tích hợp với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác cho tổ chức ISO ban hành.

Quý vị muốn tìm hiểu thông tin chi tiết xin liên hệ với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0908 060 060 để được hỗ trợ dịch vụ chuyên nghiệp nhé!

Tags:

Bài viết liên quan