Quy trình chứng nhận ISO 45001 mới nhất

  1. Trang chủ
  2. ISO 45001
  3. Quy trình chứng nhận ISO 45001 mới nhất

Chứng nhận ISO 45001 là yêu cầu cơ bản đối với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động. Các doanh nghiệp, tổ chức phải làm thế nào để có được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết và bài viết nhé!

>>> Xem thêm

♦  Cập nhật nội dung tiêu chuẩn TCVN ISO 45001

♦  Tiêu chuẩn ISO 45001 và đối tượng phải áp dụng

Đôi nét về tiêu chuẩn ISO 45001

Tổ chức Lao động Quốc tế ILO ước tính mỗi năm toàn thế giới phải bỏ ra tổng chi phí cho thương tích, bệnh tật và các ca tử vong liên quan đến lao động lên tới 3,94% GDP toàn cầu. Tỷ lệ này tương ứng với khoảng 2,99 nghìn tỷ USD. Điều này đã cho thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.

Nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề này, tổ chức ISO đã quyết định Ban hành tiêu chuẩn mới dựa trên những tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp khác. Trong đó bao gồm tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 cùng hướng dẫn và tiêu chuẩn về lao động của Tổ chức ILO. 

Tiêu chuẩn ISO 45001 lần đầu tiên được ban hành và vẫn áp dụng đến hiện nay là phiên bản 2018. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đã được công nhận và triển khai trên toàn thế giới và chính thức thay thế cho tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.

Việt Nam – Thành viên thứ 77 của tổ chức ISO hiển nhiên cũng áp dụng tiêu chuẩn này nhằm định hướng cho các tổ chức trong việc ngăn ngừa tổn hại, thương tích về sức khỏe khi lao động. Đây cũng là tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên dành cho hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Chứng nhận ISO 45001:2018 là gì

Hiện nay Việt Nam khuyến khích và hướng tới yêu cầu bắt buộc phải áp dụng hệ thống thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 cho một số ngành nhất định. Chỉ áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn này thôi vẫn chưa đủ.

Các doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng hệ thống để đạt được chứng nhận ISO 45001. chứng nhận này được cấp bởi tổ chức chứng nhận đạt tiêu chuẩn. tất cả nhân viên và cá nhân đều có thể nhận được chứng nhận về đánh giá viên nội bộ bộ hai nhận thức chung liên quan đến tiêu chuẩn ISO 45001.

Việc triển khai hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001 có thể sẽ tốn thời gian và khó khăn trong quá trình thực hiện. Nguyên nhân là bởi doanh nghiệp buộc phải đáp ứng được các yêu cầu theo đúng tiêu chuẩn này. Khi đáp ứng được các yêu cầu thì doanh nghiệp mới được cấp chứng nhận từ tổ chức cấp chứng nhận phù hợp điều kiện pháp luật.

Tìm hiểu thêm:  Download ISO 45001:2018 và các tài liệu cần chuẩn bị

Các bước cơ bản để được cấp chứng nhận ISO 45001

Các doanh nghiệp muốn được cấp chứng nhận ISO 45001 bị buộc phải triển khai hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo đúng tiêu chuẩn này. Đồng thời doanh nghiệp sẽ đăng ký để được xét duyệt hồ sơ xin cấp chứng nhận. Nếu như đáp ứng đủ yêu cầu thì doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận. Cụ thể như sau:

Xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 45001

Doanh nghiệp, tổ chức phải triển khai áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo đúng những yêu cầu u của tiêu chuẩn ISO 45001. Quá trình thực hiện không hề đơn giản mà phải tiến hành tuần tự từng bước như sau:

  • Bước 1 – Lên kế hoạch

Kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý an toàn và và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001 cần được phải lên kế hoạch chi tiết theo từng bước. Doanh nghiệp cần phải có sự đồng ý cũng như sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo. Mọi hoạt động sau đó ban lãnh đạo sẽ là người phải đưa ra quyết định, chiến lược và thực hiện hỗ trợ cả về nhân lực và vật lực.

  • Bước 2 – Xác định những quy định pháp luật cần phải thực hiện

Việt Nam cũng có nhiều quy định về vấn đề an toàn lao động cũng như các quy định liên quan đến doanh nghiệp. Trong quá trình triển khai hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 45001, doanh nghiệp phải tìm hiểu và nhận biết những quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp của mình để có thể xây dựng kế hoạch và tuân thủ đúng.

  • Bước 3 – Xác định phạm vi của hệ thống

Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cần phải được xác định phạm vi áp dụng cụ thể. Ví dụ như hệ thống triển khai cho một địa điểm, một phân xưởng hay được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách cũng như mục tiêu để được cấp chứng nhận ISO 45001.

  • Bước 4 – Xây dựng quy trình và thủ tục

Doanh nghiệp cần xác định được quy trình, thủ tục được sử dụng để kiểm soát những mối nguy liên quan đến hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong phạm vi triển khai. Kế hoạch cụ thể cũng như hồ sơ cần lưu giữ bao gồm những gì cũng cần được xác định một cách chính xác.

  • Bước 5 – Thực hiện và vận hành hệ thống

Sau khi chuẩn bị xong các bước cơ bản, doanh nghiệp cần phải áp dụng những quy trình vào thực tế. Trong đó bao gồm các bước vận dụng là thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và thường xuyên đánh giá. Mọi hoạt động trong hệ thống thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đều phải phổ biến và hướng dẫn thực hành cho người lao động.

Tìm hiểu thêm:  Tổng hợp quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001:2017

Chứng nhận ISO 45001 chỉ được cấp khi doanh nghiệp đồng lòng với nhau. mọi thủ tục liên quan đến hệ thống bao gồm các quy trình, hồ sơ, biểu mẫu cùng với quá trình đào tạo đều phải được lưu trữ. Những tài liệu này bài nhanh phục vụ cho việc chứng minh hệ thống liệu có hoạt động hiệu quả hay không. Thông qua đó doanh nghiệp sẽ tìm được những vấn đề chưa ổn để sửa đổi, khắc phục.

  • Bước 6 – Đánh giá nội bộ và sự xem xét của lãnh đạo

Doanh nghiệp có thể thông qua công cụ là đánh giá nội bộ để kiểm tra quá trình hoạt động của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Quá trình này được thực hiện để được đánh giá chứng nhận. Đồng thời doanh nghiệp phải có được lãnh đạo xem xét thêm một lần nữa để kiểm tra tính tổng quát cho toàn bộ hệ thống.

  • Bước 7 – Triển khai hành động khắc phục

Khi hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp gặp vấn đề thì doanh nghiệp cần phải áp dụng những hành động khắc phục. Các hành động này được thực hiện nhằm cải tiến hệ thống và truy tìm nguyên nhân gốc rễ hình thành vấn đề đó.

Đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001

Sau khi doanh nghiệp đã triển khai và thực hiện 3 bước cơ bản quan trọng nhất của tiêu chuẩn ISO 45001 là đánh giá nội bộ, xem xét của lãnh đạo là kiểm tra hành động khắc phục thì có thể lựa chọn tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001 phải là đơn vị phù hợp với quy định, áp dụng chứng nhận theo đúng yêu cầu của tổ chức ISO.

Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành xem xét và đánh giá theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là xem xét tài liệu. các chuyên gia sẽ đánh giá chứng nhận dựa theo những tài liệu cơ bản để nắm bắt được hệ thống cũng như quy trình mà tổ chức đang áp dụng.

Kết quả phải cho thấy các tài liệu này đã tuân thủ được yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001. Khi đó mới có thể tiến hành giai đoạn 2 là đánh giá chứng nhận chính thức. Đây chính là giai đoạn quan trọng nhất yêu cầu doanh nghiệp phải phải tuân thủ đúng theo hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Các chuyên gia sẽ đến tận nơi để đánh giá và quan sát tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Mục đích nhằm kiểm tra quá trình vận hành hệ thống có đúng với những gì mà tài liệu đã ghi ra không. Nếu như đáp ứng được yêu cầu về đánh giá chứng nhận chính thức thì doanh nghiệp sẽ nhận được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001.

Nếu cần hỗ trợ, Quý vị hãy liên hệ với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0908 060 060 nhé!

Bài viết liên quan