Lợi ích và quy trình tư vấn ISO 45001

  1. Trang chủ
  2. ISO 45001
  3. Lợi ích và quy trình tư vấn ISO 45001

Tư vấn ISO 45001 là một trong những dịch vụ hỗ trợ để các tổ chức, doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu chuẩn này vào thực tế một cách hiệu quả. Quy trình tư vấn được thực hiện như thế nào? Dịch vụ này đem đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?

>>> Xem thêm

♦  Quy trình chứng nhận ISO 45001 mới nhất

♦  Cập nhật nội dung tiêu chuẩn TCVN ISO 45001

Tư vấn ISO 45001

Tư vấn ISO 45001

Sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO 45001 chính thức được Tổ chức ISO – International Organization for Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành vào năm 2018. Vì vậy tiêu chuẩn này còn được gọi là tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Tổ chức ISO ban hành tiêu chuẩn 45001 với mục đích nâng cao sự an toàn trong lao động của các tổ chức, doanh nghiệp.

Thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO cho thấy mỗi năm có khoảng 2,78 triệu ca tử vong liên quan tới vấn đề an toàn lao động trên khắp thế giới. Ngoài ra còn có khoảng 374 triệu ca bị bệnh tật hoặc chấn thương liên quan tới lao động mỗi năm.

Tổng chi phí dành cho thương tích, bệnh tật và bồi thường tử vong liên quan đến vấn đề lao động vào khoảng 2,99 nghìn tỷ USD. Đây là một con số không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Tổ chức ISO đã dựa trên tiêu chuẩn OHSAS 18001 cùng Hướng dẫn và tiêu chuẩn về lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO để xây dựng thành một quy định mới.

Đó chính là tiêu chuẩn ISO 45001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này đưa ra những yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được gọi tắt là OH & S. Tiêu chuẩn được phát triển bởi Ủy ban của các chuyên gia về vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Đồng thời tiêu chuẩn này cũng tuân theo cách tiếp cận hệ thống quản lý chung như ISO 9001 và ISO 14001. Đây chính là tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 với doanh nghiệp

Việc sử dụng dịch vụ tư vấn ISO 45001 giúp các tổ chức, doanh nghiệp triển khai hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiệu quả hơn. Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp giải quyết những vấn đề liên quan đến an toàn lao động đồng thời đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Trong đó bao gồm:

  • Giúp doanh nghiệp thực hiện được các chính sách và mục tiêu an toàn lao động hiệu quả;
  • Thiết lập những quy trình một cách có hệ thống nhằm đảm bảo tính pháp lý và các yêu cầu khác liên quan;
  • Giúp doanh nghiệp xác định được những mối nguy hiểm hoặc rủi ro có thể xuất hiện liên quan đến an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp;
  • Tìm hiểu rõ được nguyên nhân gây ra mối nguy để loại bỏ, kiểm soát nhằm nâng cao an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động;
  • Thiết lập được những biện pháp kiểm soát hoạt động hiệu quả;
  • Nâng cao được nhận thức về sự rủi ro trong an toàn lao động trong toàn thể cán bộ công nhân viên;
  • Đảm bảo được cán bộ công nhân viên và người lao động nhận thức được vai trò của bản thân trong vấn đề an toàn lao động;
  • Giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí liên quan đến vấn đề bồi thường tai nạn lao động hoặc tử vong do lao động.
Tìm hiểu thêm:  ISO 45001 HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP (OHSMS)

Việt Nam cũng có luật an toàn vệ sinh lao động nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Kết hợp với đó là các Thông tư, nghị định của chính phủ được ban hành rộng rãi với mục đích kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề an toàn lao động. Sắp tới theo dự kiến sẽ có một số ngành nghề bắt buộc phải triển khai tiêu chuẩn ISO 45001.

Dịch vụ tư vấn ISO 45001 triển khai như thế nào?

Tiêu chuẩn ISO 45001 chính thức được ban hành vào năm 2018. Tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức áp dụng để được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001. Chứng nhận này đóng vai trò quan trọng như một phương thức đảm bảo sự an toàn cho cán bộ công nhân viên từ phía doanh nghiệp.

Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể thông qua đó để khẳng định uy tín của mình. Để đạt được chứng nhận thì việc sử dụng dịch vụ tư vấn ISO 45001 có vai trò hỗ trợ đáng kể. 

Đơn vị nào tư vấn ISO 45001?

Hiện nay có rất nhiều đơn vị hỗ trợ dịch vụ tư vấn trước khi chứng nhận tiêu chuẩn ISO nói chung và tiêu chuẩn ISO 45001 nói riêng. Các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nên tìm kiếm những đơn vị tư vấn uy tín, đã được cấp phép hoạt động theo đúng quy định.

Các đơn vị hỗ trợ này cần phải tư vấn doanh nghiệp triển khai Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe lao động dựa trên yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001 mang tính chất toàn cầu. Đồng thời việc triển khai tiêu chuẩn phải được dựa trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam. Các bước đánh giá phải được thực hiện đúng quy trình nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.

Tư vấn về tiêu chuẩn ISO 45001

Nhiệm vụ đầu tiên của đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn ISO 45001 hiển nhiên là giải đáp những thắc mắc liên quan đến tiêu chuẩn này. Các doanh nghiệp không cần phải tìm kiếm những thông tin mới nhất, cập nhật nhất mà vẫn đảm bảo độ chính xác. Trong đó bao gồm những thông tin về nội dung của tiêu chuẩn ISO 45001.

Tìm hiểu thêm:  8 điểm khác biệt chính giữa OHSAS 18001 và ISO 45001

Các tài liệu cần phải có và được yêu cầu theo tiêu chuẩn này cũng phải chuẩn bị đầy đủ. Đơn vị tư vấn sẽ phải đóng vai trò hỗ trợ giới thiệu chi tiết về những tài liệu mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị trong quá trình áp dụng hệ thống ảnh quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001. 

Việc chuẩn bị đầy đủ tài liệu liên quan chính là cơ sở để hệ thống vận hành hiệu quả và duy trì trong thời gian dài. Các tài liệu này còn là minh chứng để phục vụ cho hoạt động xin cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001 sau này. Một số tài liệu cơ bản phải kể đến như:

  • Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác;
  • Hồ sơ bằng chứng về năng lực nhân sự;
  • Tài liệu bằng chứng về truyền thông;
  • Danh sách các tài liệu bên ngoài;
  • Tài liệu về rủi ro và cơ hội, hành động để giải quyết rủi ro;
  • Kế hoạch ứng phó với những tình huống khẩn cấp đang tiềm ẩn;
  • ….

Tư vấn về quy trình triển khai theo tiêu chuẩn ISO 45001

Đơn vị tư vấn ISO 45001 sẽ chi tiết về những những bước cơ bản trong quy trình để triển khai Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Theo đỏ các doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiều cách nhưng vẫn phải đảm bảo những bước cơ bản bao gồm:

  • Lên kế hoạch và có sự đồng ý của Ban lãnh đạo;
  • Xác định và nhận biết những quy định pháp luật đối với doanh nghiệp;
  • Xác định phạm vi áp dụng của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;
  • Xác định và xây dựng các quy trình, thủ tục liên quan đến việc áp dụng Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;
  • Thực hiện các quy trình đã được lên kế hoạch từ trước;
  • Hướng dẫn thực hành và đào tạo cho nhân viên về kỹ năng an toàn trong lao động;
  • Vận hành Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đồng thời lưu trữ hồ sơ;
  • Đánh giá nội bộ để kiểm tra hoạt động của Hệ thống;
  • Lãnh đạo xem xét để kiểm tra hệ thống một cách tổng quát;
  • Triển khai những hành động khắc phục nhằm cải tiến Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;

Xem xét và đánh giá sơ bộ hoạt động của doanh nghiệp

Ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình triển khai và áp dụng Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001 thì đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn còn phải hỗ trợ xem xét thông tin, đánh giá sơ bộ. Bước đánh giá này là một trong hai lần đánh giá khi xin cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001.

Quý vị vẫn còn thắc mắc xin liên hệ đến văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế qua hotline 0908 060 060 để được giải đáp chi tiết và hỗ trợ dịch vụ chuyên nghiệp nhé!

Bài viết liên quan