GMP HACCP là gì? Mối quan hệ giữa GMP và HACCP

  1. Trang chủ
  2. HACCP
  3. GMP HACCP là gì? Mối quan hệ giữa GMP và HACCP

GMP HACCP là gì? Hệ thống HACCP là yêu cầu chung đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm tại nhiều Quốc gia. Việt Nam cũng yêu cầu các tổ chức sản xuất, chế biến thực phẩm phải áp dụng chương trình HACCP.

>>> Xem thêm:

♦  Clfish HACCP và quy định với ngành sản xuất chế biến thủy hải sản

♦  Phạm vi và quy định đối với tiêu chuẩn TCVN HACCP

GMP HACCP

GMP HACCP

GMP HACCP là gì?

GMP HACCP là gì? Thực chất GMP và HACCP là hai chương trình khác nhau. Thế nhưng cả hai lại có mối quan hệ thông qua các sản phẩm. Cụ thể hơn là thực phẩm.

HACCP là gì?

HACCP được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh Hazard Analysis and Critical Control Points có nghĩa là Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. Hệ thống HACCP có tên đầy đủ Hazard Analysis and Critical Control Point System. Đây là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Hệ thống HACCP được triển khai nhằm mục đích xác định, phân tích mức độ rủi ro của mối nguy cụ thể với an toàn thực phẩm, sức khỏe người sử dụng. Đông thời hệ thống sẽ đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp với từng mối nguy để ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm đến mức có thể chấp nhận được.

Xét đến cùng thì hệ thống HACCP chỉ hướng đến tiêu chí an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Ngược lại vấn đề chất lượng sản phẩm không nằm trong mục đích mà HACCP hướng đến. Dù vậy thì việc triển khai hệ thống HACCP vẫn là cơ sở cho các chương trình đảm bảo chất lượng sản phẩm.

GMP là gì?

GMP có tên đầy đủ là Good Manufacturing Practice – Thực hành sản xuất tốt hoặc Quy phạm sản xuất. Chương trình GMP bao gồm các biện pháp, quy trình thực hành hoặc thao tác thực hành mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải tuân thủ trong quá trình sản xuất để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm khi hoàn thiện.

GMP là điều kiện và tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000. Chương trình GMP áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế. GMP yêu cầu phải đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất bao gồm:

  • Nhà xưởng và phương tiện chế biến cần phải thiết kế, lắp đặt đúng trình tự dây chuyền công nghệ sản xuất. Nhà xưởng cần phân thành các khu với chức năng khác nhau để tránh lẫn lộn giữa nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và phụ liệu chế biến khác.
  • Điều kiện vệ sinh
  • Quá trình chế biến phải được kiểm soát phòng ngừa nhiễm bẩn.
  • Sức khỏe người lao động cần phải được kiểm tra định kỳ để tránh bệnh truyền nhiễm, vi khuẩn, virus lây sang thực phẩm.
  • Bảo quản và phân phối sản phẩm cần thực hiện tốt để tránh tác nhân có hại ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Tìm hiểu thêm:  Thông tin văn bản trong kế hoạch HACCP

Mối quan hệ của GMP HACCP là gì?

Có thể thấy được GMP và HACCP đều có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm. Không chỉ thế cả hai còn được triển khai trong xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Vậy mối quan hệ của GMP HACCP là gì? Tuy GMP có thể được áp dụng cho các sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng không có nghĩa chương trình này không liên quan đến HACCP.

HACCP đặt trọng tâm vào an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. Trong khi đó GMP lại hướng đến đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Mục đích khác nhau nhưng cả hai lại hỗ trợ cho nhau. GMP chính là một trong hai chương trình tiên quyết mà doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến thực phẩm phải áp dụng trước khi triển khai chương trình HACCP.

Bên cạnh GMP, các doanh nghiệp, cá nhân còn phải thực hiện chương trình SSOP – Sanitation Standard Operating Procedures – Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh. Cả hai chương trình tiên quyết đều mang tính chất hỗ trợ để giúp HACCP triển khai hiệu quả, giảm thiểu tối đa xác xuất xuất hiện mối nguy trong quá trình sản xuất.

Phân biệt GMP và HACCP

Sự giống và khác nhau giữa GMP HACCP là gì? Hai chương trình này có nhiều điểm khác nhau thể hiện thông qua những tiêu chí dưới đây:

Tiêu chíGMPHACCP
Khái niệmGMP được viết tắt bởi Good Manufacturing Practice có nghĩa là Thực hành sản xuất tốt.HACCP viết tắt bởi cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point có nghĩa là Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn.
Bản chấtQuy phạm sản xuất Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
Đối tượng áp dụngĐiều kiện sản xuất Mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn CCP
Mục đích Quy định các biện pháp, quy trình thực hành hoặc thao tác thực hành mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải tuân thủ trong quá trình sản xuất để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm khi hoàn thiện.Xác định và đánh giá mối nguy đáng kể có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, đồng thời đưa ra biện pháp phòng ngừa, khắc phục, loại bỏ hoặc giảm mối nguy đó xuống mức có thể chấp nhận được.
Vai tròNâng cao chất lượng sản phẩm để tiết kiệm chi phí, tăng uy tín của doanh nghiệp.Đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Quốc tế.
Nội dungGMP bao gồm những quy định như sau:

– Mô ta yêu cầu kỹ thuật hoặc quy trình chế biến tại một phần, một công đoạn sản xuất của quá trình sản xuất sản phẩm.

– Nê rõ lý do thực hiện quy trình kỹ thuật hoặc yêu cầu đã nêu.

– Các thao tác, thủ tục mô tả chính xác và tuân thủ đúng theo quá trình sản xuất nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng, vệ sinh cho sản phẩm cũng như phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.

– Thực hiện và giám sát triển khai GMP phải được phân công cụ thể.

Quy trình xây dựng hệ thống HACCP gồm 12 bước. Trong đó 7 bước cuối cùng là 7 nguyên tắc cơ bản. Cụ thể bao gồm:

– Bước 1: Thành lập đội HACCP – Ban An toàn thực phẩm

– Bước 2: Mô tả chi tiết sản phẩm 

– Bước 3: Xác định mục đích sử dụng sản phẩm

– Bước 4: Thiết lập lưu đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

– Bước 5: Kiểm tra và hiệu chỉnh lưu đồ quy trình công nghệ sản phẩm với quy trình thực tế

– Bước 6: Phân tích mối nguy

– Bước 7: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn CCP

– Bước 8: Thiết lập các ngưỡng giới hạn cho CCP

– Bước 9: Thiết lập thủ tục kiểm soát điểm tới hạn

– Bước 10: Thiết lập hành động khắc phục

– Bước 11: Thiết lập thủ tục kiểm tra và xác minh

– Bước 12: Thiết lập thủ tục lưu trữ tài liệu, hồ sơ

Tính pháp lýBắt buộc phải thực hiệnBắt buộc với sản phẩm là thực phẩm
Thời gian triển khaiTrước khi triển khai hệ thống HACCPCó thể triển khai sau hoặc đồng thời với chương trình tiên quyết GMP và SSOP.

Lợi ích khi triển khai GMP HACCP là gì?

Lợi ích khi áp dụng chương trình GMP HACCP là gì? Lợi ích thể hiện thông qua nhiều phương diện và đối tượng. Người tiêu dùng có thể sử dụng những sản phẩm chất lượng, an toàn với sức khỏe. Trong khi đó doanh nghiệp có thể:

  • Hạn chế chi phí do thu hồi sản phẩm.
  • Nâng cao uy tín, tăng sự tin tưởng của khách hàng.
  • Nâng cao ý thức công nhân viên sản xuất.
  • Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để gây ấn tượng với khách hàng, đối tác kinh doanh.
  • Giảm nguy cơ phải đền bù do sản phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
  • Tăng cơ hội mở rộng thị trường quốc tế.

Cơ quan chức năng có thẩm quyền nhờ đó có thể quản lý hiệu quả, có hệ thống hơn thực phẩm cung ứng trên thị trường.

Hãy đến với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế để được hỗ trợ dịch vụ chứng nhận chuyên nghiệp, tư vấn chi tiết qua hotline 0908 060 060 nhé!

Tìm hiểu thêm:  Chi tiết từng bước xây dựng kế hoạch HACCP

Bài viết liên quan