3 bước bắt buộc khi đánh giá chứng nhận ISO 45001 2016

  1. Trang chủ
  2. ISO 45001
  3. 3 bước bắt buộc khi đánh giá chứng nhận ISO 45001 2016

ISO 45001 2016 thực chất là tên gọi chưa chính xác của tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Đây là tiêu chuẩn đầu tiên có hiệu lực toàn cầu về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành. Trong quá trình đánh giá chứng nhận các tổ chức bắt buộc phải thực hiện 3 bước cơ bản.

>>> Xem thêm

♦   Yêu cầu cải tiến trong tiêu chuẩn ISO 45001:2016 PDF

♦   3 bước cơ bản nhận chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001:2018 song ngữ

ISO 45001 2016

ISO 45001 2016

Triển khai tiêu chuẩn ISO 45001 theo chu trình PDCA

Tiêu chuẩn ISO 45001 được Tổ chức ISO ban hành vào năm 2018 để thay thế cho tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007. Các tổ chức đang áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001 cần phải thực hiện chuyển đổi sang tiêu chuẩn mới ISO 45001 trước thời hạn 12 tháng 3 năm 2021. 

Quá trình thực hiện và chuyển đổi cần đáp ứng được những quy định về yêu cầu đối với Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Theo đó nội dung của tiêu chuẩn được xây dựng dựa theo cấu trúc cấp cao HLS – cấu trúc được Tổ chức ISO áp dụng cho tất cả tiêu chuẩn liên quan đến Hệ thống quản lý như ISO 14001 hoặc ISO 9001. 

Ngoài ra nội dung tiêu chuẩn ISO 45001 2016 hay chính xác hơn là tiêu chuẩn ISO 45001:2018 được triển khai theo chu trình PDCA. Chu trình này được áp dụng với 4 bước có tên gọi đầy đủ là Plan Do Check Act.

Yêu cầu khi áp dụng chu trình PDCA với tiêu chuẩn ISO 45001

Việc tiếp cận và triển khai Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được hình thành dựa trên cơ sở khái niệm về chu trình PDCA gồm 4 bước theo thứ tự là hoạch định – thực hiện – kiểm tra – hành động. Khái niệm về chu trình PDCA được hiểu là quá trình lặp đi lặp lại được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích cải tiến liên tục.

Bản thân chu trình PDCA có mối quan hệ mật thiết đối với nội dung của tiêu chuẩn ISO 45001. Cụ thể nội dung của tiêu chuẩn ISO 45001 được chia thành 10 phần tương ứng với 10 điều khoản từ điều khoản 1 đến điều khoản 10. Nội dung 3 điều khoản đầu tiên từ điều khoản 1 đến điều khoản 3 được xây dựng theo cấu trúc HLS nhằm mục đích giới thiệu tổng quan về tiêu chuẩn.

Nội dung của 7 Điều khoản còn lại được xây dựng theo quy trình PDCA. Tương ứng nội dung áp dụng với quy trình này như sau:

  • Plan – Hoạch định bao gồm nội dung của 4 điều khoản từ điều khoản 4 đến điều khoản 7 tương ứng là  Điều khoản 4 – Bối cảnh của tổ chức; Điều khoản 5 – Sự lãnh đạo và sự tham gia của người lao động; Điều khoản 6 – Hoạch định; Điều khoản 7 – Hỗ trợ;
  • Do – Thực hiện tương ứng với Điều khoản 8 – Thực hiện;
  • Check – Kiểm tra tương ứng với Điều khoản 9 – Đánh giá kết quả thực hiện;
  • Act – Hành động tương ứng với Điều khoản 10 – Cải tiến.
Tìm hiểu thêm:  Tổng hợp tài liệu theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tiếng Việt

Nội dung của chu trình PDCA với tiêu chuẩn ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO 45001 2016 cho phép áp dụng cho toàn bộ hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho từng yếu tố riêng lẻ của hệ thống. Chu trình này được thực hiện thông qua 4 bước:

Hoạch định là việc xác định và đánh giá rủi ro, cơ hội an toàn sức khỏe nghề nghiệp và những rủi ro, cơ hội khác. Đồng thời thiết lập mục tiêu an toàn sức khỏe nghề nghiệp và những quá trình cần thiết để có thể đem đến kết quả phù hợp với chính sách an toàn sức khỏe nghề nghiệp mà tổ chức đề ra.

Thực hiện là việc triển khai những hành động, quá trình theo đúng hoạch định.

Kiểm tra làm việc theo dõi, đo lường những hoạt động hoặc quá trình liên quan đến chính sách, mục tiêu an toàn sức khỏe nghề nghiệp và báo cáo kết quả hoạt động.

Hành động là việc thực hiện những việc làm làm để cải tiến liên tục kết quả trong quá trình áp dụng các biện pháp an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm đảm bảo được đầu ra dự kiến.

Xây dựng và triển khai tiêu chuẩn ISO 45001

Các tổ chức muốn được cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001 thì phải triển khai Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp vào thực tế. quá trình triển khai hệ thống này được đánh giá là không hề đơn giản khi phải đảm bảo các yêu cầu theo đúng quy định của tiêu chuẩn ISO 45001 2016 và các quy định pháp luật liên quan.

Các doanh nghiệp, tổ chức cần lưu ý khi thực hiện các quy trình bắt buộc theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001. Đồng thời có một số quy trình tổ chức nên thực hiện khi thấy chúng cần thiết quá trình thực hiện được đơn giản hóa thông qua các bước bao gồm:

  • Lên kế hoạch và đạt được sự đồng ý của Ban lãnh đạo;
  • Nhận biết được những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho đơn vị;
  • Xác định phạm vi áp dụng của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;
  • Xác định và xây dựng các quy trình thủ tục liên quan;
  • Thực hiện những quy trình an toàn và sức khỏe nghề nghiệp dựa trên yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001;
  • Tổng hợp lại kiến thức và hướng dẫn thực hành cho cán bộ công nhân viên, người lao động trong tổ chức;
  • Vận hành Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo đúng các quy trình đã hoạch định;
  • Tiến hành lưu trữ hồ sơ làm bằng chứng để xin cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001.
Tìm hiểu thêm:  Hướng dẫn sử dụng IMS (ISO 9001, ISO 14001 và ISO 45001)

Ba bước bắt buộc khi đánh giá chứng nhận ISO 45001

Trước khi đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001 2016 các tổ chức phải tiến hành xây dựng tài liệu và triển khai Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Đơn vị phải đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và tuân thủ các yêu cầu theo đúng tiêu chuẩn. Trong đó bao gồm 3 bước bắt buộc phải thực hiện trước khi tiến hành đánh giá chứng nhận bao gồm:

Đánh giá nội bộ

Đánh giá nội bộ là hoạt động nhằm mục đích xác định mức độ tuân thủ của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp mà đơn vị triển khai đã đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001 hay chưa. Quá trình đánh giá được thực hiện thông qua việc xem xét tài liệu, hồ sơ, quy trình bởi đánh giá viên nội bộ. Việc làm này nhằm mục đích xác định nhược điểm còn tồn tại và cung cấp thông tin liên quan đến sự không phù hợp.

Xem xét lãnh đạo

Xem xét lãnh đạo là đánh giá cuối cùng từ ban lãnh đạo về hiệu quả của Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Ban lãnh đạo sẽ đánh giá toàn bộ hiệu quả của hệ thống và đưa ra kết quả đối với đánh giá nội bộ.  Tất cả thông tin này nhằm hỗ trợ ban lãnh đạo đưa ra quyết định về phương án cải tiến hệ thống.

Hành động khắc phục

Hành động khắc phục được tiến hành sau khi đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo. Tổ chức, doanh nghiệp sẽ đưa ra những điểm cần cải tiến và hành động khắc phục là công cụ để giải quyết sự cố, sự không phù hợp còn tồn tại.

Xin cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001 như thế nào

Quá trình xin cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001 2016 hay chính xác hơn là tiêu chuẩn ISO 45001:2018 được tiến hành dựa theo đánh giá đối với Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Theo đó các đơn vị có nhu cầu sẽ đăng ký và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện. 

Tổ chức này sẽ xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá cho đơn vị đã đăng ký. Quá trình đánh giá sẽ được thực hiện thành hai giai đoạn bao gồm xem xét tài liệu và đánh giá chứng nhận chính thức. Nếu như tổ chức đăng ký chứng nhận phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu theo đúng tiêu chuẩn ISO 45001 khi sẽ được cấp chứng nhận với hiệu lực 3 năm và thời gian giám sát tối thiểu là 12 tháng / lần.

Quý vị có nhu cầu xin cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001 có thể liên hệ đến văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế qua Hotline 0908 060 060 để được hỗ trợ dịch vụ chuyên nghiệp nhé!

Tags:

Bài viết liên quan