Tìm hiểu nội dung và chu trình PDCA của TCVN ISO 45001:2018

  1. Trang chủ
  2. ISO 45001
  3. Tìm hiểu nội dung và chu trình PDCA của TCVN ISO 45001:2018

TCVN ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam có giá trị tương đương với tiêu chuẩn ISO 45001:2018 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành vào tháng 3 năm 2018. Tiêu chuẩn này mày được xây dựng dựa trên chu trình PDCA. Chu trình này là gì và nội dung cơ bản của tiêu chuẩn ra sao?

>>> Xem thêm

♦  Download ISO 45001:2018 và các tài liệu cần chuẩn bị

  Tầm quan trọng của bối cảnh tổ chức trong tiêu chuẩn ISO 45001:2018

TCVN ISO 45001:2018

TCVN ISO 45001:2018

Thông tin cơ bản về tiêu chuẩn TCVN ISO 45001

Có thể nói tiêu chuẩn TCVN ISO 45001:2018 là phiên bản Việt hóa của tiêu chuẩn ISO 45001 do Tổ chức ISO ban hành. Theo đó tiêu chuẩn ISO 45001 được xây dựng trong bối cảnh số người bị thương tích, tai nạn và tử vong liên quan đến lao động đang càng ngày càng gia tăng.

Tổ chức Lao động Quốc tế ILO đã thống kê cho thấy toàn thế giới có khoảng 2,78 triệu ca tử vong và 374 triệu ca bị chấn thương hoặc bệnh tật liên quan đến lao động mỗi năm. Tổ chức ISO đã quyết định xây dựng một tiêu chuẩn mới dựa trên những tiêu chuẩn liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đã được ban hành trước đó.

Tiêu chuẩn ISO 45001 ban hành vào tháng 3 năm 2018 được xuất bản nhằm thay thế cho tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007. Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu đối với Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OH & S nhằm mục đích ngăn ngừa nguy cơ thương tích, tổn hại sức khỏe cho người lao động. 

Tiêu chuẩn hướng đến áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt về loại hình, quy mô hay địa điểm. Việt Nam là thành viên thứ bảy của tổ chức ISO cũng sử dụng tiêu chuẩn này cho các tổ chức trong nước. Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam TCVN ISO 45001:2018 do Tổng cục An toàn lao động thuộc Bộ Lao động – Thương binh và xã hội tiến hành biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị, được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Nội dung của tiêu chuẩn TCVN ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO 45001 và tiêu chuẩn TCVN ISO 45001 đưa ra những quy định phù hợp với những yêu cầu của Tổ chức ISO đối với các tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý. Những yêu cầu này bao gồm em cấu trúc cấp cao HLS, nội dung cốt lõi tương tự, các thuật ngữ và định nghĩa cốt lõi chung.

Tất cả được xây dựng và thiết kế nhằm đem đến lợi ích cho người sử dụng khi áp dụng đồng thời nhiều tiêu chuẩn Hệ thống quản lý do Tổ chức ISO ban hành. Tiêu chuẩn TCVN ISO 45001:2018 không bao gồm những yêu cầu cụ thể cho các lĩnh vực khác như trách nhiệm xã hội, quản lý chất lượng, an ninh, môi trường hay tài chính. 

Tìm hiểu thêm:  3 bước bắt buộc khi đánh giá chứng nhận ISO 45001 2016

cho dù những yếu tố của tiêu chuẩn này có thể đưa vào hoặc tích hợp với những hệ thống quản lý khác thì cũng không bao gồm những yêu cầu cụ thể như vậy. Ngược lại tiêu chuẩn ISO 45001 bao gồm những yêu cầu có thể được các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nhằm triển khai Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cũng như đánh giá sự phù hợp. 

Như vậy một tổ chức muốn thể hiện đáp ứng được tiêu chuẩn ISO 45001 thì có thể thực hiện bằng cách thực hiện tự xác định và tự công bố hoặc xác nhận sự phù hợp bởi những bên quan tâm tới tổ chức hoặc xác nhận tự công bố với tổ chức bên ngoài hoặc chứng nhận/ đăng ký hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp bởi tổ chức bên ngoài.

Chu trình PDCA và tiêu chuẩn ISO 45001

Tiêu chuẩn TCVN ISO 45001:2018 cũng như nhiều tiêu chuẩn khác do Tổ chức ISO ban hành tiếp cận thông qua chu trình PDCA được hình thành dựa trên những khái niệm cơ bản bao gồm hoạch định – thực hiện – kiểm tra – hành động. Bản thân tên gọi của chu trình PDCA được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Plan Do Check Act.

Việc tiếp cận Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo Tiêu chuẩn ISO 45001 cần phải tiến hành theo chu trình này. Theo đó khái niệm PDCA được hiểu là chu trình lặp lại được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nhằm cải tiến liên tục hệ thống. 

Việc áp dụng khái niệm này có thể thực hiện cho hệ thống quản lý hoặc cho từng yếu tố đơn lẻ thuộc hệ thống. Cụ thể việc triển khai chương trình này được thực hiện như sau:

Plan – Hoạch định

Hoạch định nhằm xác định và đánh giá những rủi ro, cơ hội liên quan đến an toàn và sức khỏe lao động cũng như những rủi ro, cơ hội khác. Mục đích nhằm thiết lập mục tiêu cho Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cùng với những quá trình cần thiết để mang lại kết quả phù hợp với chính sách an toàn và sức khỏe lao động mà tổ chức đang triển khai.

Do – Thực hiện

Thực hiện là hoạt động tiến hành những quá trình theo đúng hoạch định đã được đưa ra. Việc thực hiện cần phải được triển khai bởi những người áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 45001:2018 và toàn thể cán bộ công nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp, ban lãnh đạo.

Check – Kiểm tra

Quá trình thực hiện phải được kiểm tra và theo dõi sát sao nhằm đảm bảo tính hiệu quả. Vì vậy hoạt động kiểm tra ra đời. Hoạt động kiểm tra được thực hiện thông qua việc theo dõi, đo lường những việc làm và quá trình có liên quan đến chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Trong đó bao gồm mục tiêu, báo cáo kết quả thực hiện chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Tìm hiểu thêm:  Tổng hợp tài liệu theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tiếng Việt

Act – Hành động

Khái niệm cuối cùng trong chu trình PDCA là hành động. Theo đó các tổ chức, doanh nghiệp sẽ thực hiện hành động nhằm cải tiến liên tục kết quả thực hiện chính sách an toàn và sức khỏe lao động nhằm đạt được đầu ra như mong muốn.

Chu trình PDCA trong cấu trúc nội dung tiêu chuẩn ISO 45001

Việc xây dựng tiêu chuẩn TCVN ISO 45001:2018 cũng như tiêu chuẩn ISO 45001 theo chu trình PDCA được áp dụng liên tục và tuần hoàn với nhau. 7 điều khoản từ điều khoản 4 đến điều khoản 10 trong cấu trúc nội dung cũng được xây dựng theo chu trình PDCA.

Trong đó là nội dung khái quát toàn bộ chu trình PDCA là điều khoản 4 – bối cảnh của tổ chức. Các điều khoản còn lại đóng vai trò hỗ trợ cho hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Cụ thể cấu trúc nội dung của tiêu chuẩn này như sau:

  • Điều khoản 1 – Phạm vi áp dụng;
  • Điều khoản 2 – Tài liệu viện dẫn;
  • Điều khoản 3 – Thuật ngữ và định nghĩa
  • Điều khoản 4 – Bối cảnh của tổ chức;
  • Điều khoản 5 – Sự lãnh đạo và sự tham gia của người lao động;
  • Điều khoản 6 – Hoạch định;
  • Điều khoản 7 – Hỗ trợ;
  • Điều khoản 8 – Thực hiện;
  • Điều khoản 9 – Đánh giá kết quả thực hiện;
  • Điều khoản 10 – Cải tiến.

Chuyển đổi tiêu chuẩn OHSAS 18001 sang tiêu chuẩn ISO 45001

TCVN ISO 45001:2018 cho phép các tổ chức, doanh nghiệp được quyền chuyển đổi giữa tiêu chuẩn ISO 18001 sang tiêu chuẩn ISO 45001. Theo đó tất cả tổ chức thực hiện đã được chứng nhận tiêu chuẩn OHSAS 18001 sẽ phải chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 45001:2018 trong thời gian 3 năm tính từ khi tiêu chuẩn này ban hành.

Như vậy các tổ chức, doanh nghiệp sẽ có thời hạn 3 năm đến trước tháng 3 năm 2021 để hoàn thành việc chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 45001. Sau thời hạn này chứng chỉ OHSAS 18001:2007 sẽ chính thức không còn hiệu lực. Các doanh nghiệp cần xem xét sự phát triển và mục tiêu hoàn thành để lên kế hoạch chuyển đổi phù hợp.

Quá trình chuyển đổi này mất khá nhiều thời gian nên các đơn vị cần thực hiện. Vì vậy các đơn vị nên tiến hành trước thời hạn trên tối thiểu 6 tháng để có thể nhận chứng nhận đúng hạn. Việc chuyển đổi càng sớm sẽ càng có lợi trong giảm thiểu rủi ro, chi phí cho đơn vị.

Quý vị muốn biết thêm thông tin có thể liên hệ tới Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua Hotline 0908 060 060 để được hỗ trợ nhé!

Bài viết liên quan