9 bước cơ bản xây dựng ISO 14001 cho doanh nghiệp 

  1. Trang chủ
  2. ISO 41001
  3. 9 bước cơ bản xây dựng ISO 14001 cho doanh nghiệp 

Xây dựng ISO 14001 cho doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc được quy định trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính Phủ sửa đổi bổ sung một số điều trong các nghị định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Tất cả doanh nghiệp thuộc Phụ lục IIa, Mục lục I Nghị định này và là đối tượng ĐTM đều phải áp dụng ISO 14001 trước ngày 01/01/2020. 

>>> Xem thêm

♦    Tổng hợp câu hỏi đánh giá nội bộ ISO 14001:2015

♦    Yêu cầu rủi ro và cơ hội trong ISO 14001

ISO 14001 cho doanh nghiệp wp-image-2106 size-full” title=”Xây dựng ISO 14001 cho doanh nghiệp” src=”https://isoquocte.com/wp-content/uploads/2020/11/xay-dung-ISO-14001-cho-doanh-nghiep.jpg” alt=”Xây dựng ISO 14001 cho doanh nghiệp” width=”630″ height=”347″ data-id=”2106″ /> Xây dựng ISO 14001 cho doanh nghiệp

Bước 1 – Đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã cho thấy nhu cầu cấp thiết về việc xây dựng ISO 14001 cho doanh nghiệp. Các tổ chức đều phải tiến hành xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Phiên bản mới nhất chính là tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được ban hành ngày 14/09/2015.

Tiêu chuẩn này hướng đến bảo vệ môi trường và phát triển cân bằng, bền vững giữa các yếu tố kinh tế – xã hội. Mọi yêu cầu cụ thể được chi tiết trong tiêu chuẩn ISO 14001:2015 với tổng cộng 10 điều khoản. Trong đó bước đầu tiên là yêu cầu tổ chức phải nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn ISO 14001:2015.

Việc nâng cao nhận thức này không chỉ áp dụng cho lãnh đạo doanh nghiệp hay thành viên của Ban ISO mà là tất cả nhân sự thuộc doanh nghiệp. Tất cả đều phải nhận thức được tầm quan trọng khi bảo vệ môi trường, áp dụng Hệ thống quản lý môi trường đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đặc biệt là những người tham gia trực tiếp vào việc triển khai hệ thống thì càng phải nắm rõ yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001.

Bước 2 – Xác định bối cảnh của tổ chức

Xác định bối cảnh của tổ chức là Điều khoản 4 trong tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Tổ chức bắt buộc phải xác định bối cảnh trước khi chính thức xây dựng ISO 14001 cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định rõ các vấn đề bên trong cũng như bên ngoài của tổ chức có ảnh hướng tới việc kiểm soát và bảo vệ môi trường.

Đồng thời doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu của khách hàng cùng các bên quan tâm, trong đó bao gồm cả các cơ quan nhà nước. Mục tiêu là xác định yêu cầu của các bên và cam kết vảo vệ môi trường. Không chỉ thế, doanh nghiệp còn cần phải tuân thủ đúng những văn bản pháp lý liên quan đến môi trường của Chính phủ Việt Nam.

Bước 3 – Xác định mối nguy

Tổ chức cần xác định rõ mối nguy, rủi ro có thể ảnh hưởng đến môi trường. Việc xác định này dựa trên nguồn thông tin đã có được khi xác định bối cảnh của tổ chức thông qua các bên liên quan. Mối nguy có thể xuất hiện trong bất cứ quá trình nào thuộc hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định mối nguy cần tiến hành cẩn thận thì mới có thể đưa ra biện pháp xử lý thích đáng, không để sót rủi ro không mong muốn.

Bước 4 – Lập chính sách và mục tiêu môi trường 

Tổ chức cần lâp chính sách và mục tiêu môi trường rõ ràng khi xây dựng ISO 14001 cho doanh nghiệp. Cụ thể, chính sách môi trường là định hướng cũng nhưu tầm nhìn dài hạn về các vấn đề môi trường. Trong khi đó mục tiêu môi trường lại được xây dựng theo từng năm với mục đích kiểm soát những vấn đề về môi trường cụ thể trong thời gian ngắn hạn.

Bước 5 – Xác định các khía cạnh về môi trường 

Tổ chức cần xác định các khía cạnh về môi trường có ý nghĩa. Khía cạnh môi trường có ý nghĩa được hiểu là vấn đề nảy sinh từ hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp có tác động đến môi trường. Ngoài ra tổ chức còn phải xác định những vấn đề khác bao gồm thông số, chỉ tiêu môi trường, tiêu chí liên quan.

Đây là những tiêu chí, chỉ tiêu cần phải kiểm soát nhằm đảm bảo không có bất cứ nguy cơ xấu ảnh hưởng tới môi trường nào có thể phát sinh. Toàn bộ quá trình này có liên quan trực tiếp đến việc xác định mối nguy, lập chính sách và mục tiêu môi trường đã thực hiện trước đó.

Bước 6 – Xây dựng các quy trình và biểu mẫu, hướng dẫn 

Doanh nghiệp cần xác định rõ việc gì cần phải làm, những việc nên tránh, đối tượng thực hiện là ai, trách nhiệm và quyền hạn của đối tượng thực hiện như thế nào, các thao tác, các bước chi tiết để có thể thực hiện công việc. Việc xác định rõ từng bước, từng đối tượng và nhiệm vụ như vậy chính là xây dựng quy trình.

Quy trình xây dựng ISO 14001 cho doanh nghiệp chi tiết theo từng bước có thể được hiểu là hướng dẫn thực hiện, biểu mẫu giám sát môi trường. Tổ chức cần phải kiểm soát toàn bộ thông số, tiêu chí và chỉ tiêu môi trường chính trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh của mình.

Bước 7 – Vận hành các quy trình

6 bước đầu tiên được đưa ra, thực hiện với mục đích chuẩn bị. Bước thứ 7 mới thực sự là triển khai Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 vào thực tế. Doanh nghiệp cần phải vận hành Hệ thống quản lý môi trường theo đúng các quy trình đã được đưa ra, đúng hướng dẫn, biểu mẫu giám sát đã được thiết lập.

Trong quá trình vận hành các quy trình để triển khai Hệ thống quản lý môi trường, doanh nghiệp cần phải lưu giữ bằng chứng dưới dạng văn bản. Bằng chứng chính là hồ sơ giám sát các chỉ tiêu, nhật ký ghi chép giám sát định kỳ, sổ tay ghi chép… Mỗi một hoạt động đều cần lưu giữ thông tin nhằm phục vụ cho hoạt động đánh giá đạt chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 14001:2015 sau này.

Bước 8 – Đánh giá nội bộ

Các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá nội bộ chéo cho nhau để đảm bảo tính công bằng, minh bạch, khách quan. Việc này giúp đảm bảo quá trình xây dựng ISO 14001 cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Doanh nghiệp cần thiết lập, triển khai và duy trì chương trình đánh giá.

Việc thực hiện bao gồm yêu cầu về phương pháp, tần suất cho đến trách nhiệm, hoạch định cũng như báo cáo về những cuộc đánh giá nội bộ. Trong quá trình thiết lập chương trình đánh giá nội bộ, doanh nghiệp cần tính đến tầm quan trọng của môi trường đối với những quá trình liên quan, thay đổi ảnh hưởng tới tổ chức và kết quả của những lần đánh giá trước.

Đánh giá nội bộ càn phải xác định chuẩn mực và phạm vi cho mỗi cuộc đánh giá. Không chỉ thế, tổ chức còn phải lựa chon chuyên gia và tiến hành đánh giá nội bộ để đảm bảo tính khách quan, độc lập. Kết quả đánh giá phải được báo cáo tới lãnh đạo thích hợp.

Bước 9 – Xem xét quá trình triển khai Hệ thống quản lý môi trường 

Sau khi đã triển khai Hệ thống quản lý môi trường để xây dựng ISO 14001 cho doanh nghiệp thì bước cuối cùng chính là xem xét lại toàn bộ quá trình đã thực hiện. Việc xem xét này sẽ được tiến hành bởi lãnh đạo doanh nghiệp thông qua phương thức họp để đánh giá tổng thể.

Lãnh đạo cần phải xem xét Hệ thống quản lý môi trường theo tần suất được hoạch định từ trước nhằm đảm bảo Hệ thống luôn phù hợp, thỏa đáng và có hiệu lực. Quá trình xem xét bao gồm việc cân nhắc về:

  • Tình trạng của những hành động đã thực hiện từ các cuộc xem xét trước đó của lãnh đạo;
  • Sự tay đổi trong những vấn đề nội bộ, vấn đề bên ngoài liên quan tới Hệ thống quản lý môi trường; những nhu cầu, mong đợi của các bên liên quan; các khía cạnh môi trường có ý nghĩa; rủi ro và cơ hội;
  • Mức độ đạt được của những mục tiêu môi trường đã đề ra;
  • Thông tin về kết quả hoạt động môi trường của doanh nghiệp;
  • Sự thỏa đáng từ các nuồn lực;
  • Trao đổi thông tin với các bên quan tâm;
  • Những cơ hội cải tiến liên tục.

Quý vị còn thắc mắc có thể liên hệ tới Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0904.889.859 (Ms.Hoa) – 0909.099.583 (Ms.Lam) để được hỗ trợ tư vấn, cấp chứng chỉ chuyên nghiệp nhé!

Bài viết liên quan